Lạp vịt khô là món ăn có nguồn gốc từ Trung Hoa thường được xuất hiện trong lễ tết hoặc các dịp đặc biệt. Từ lạp vịt có thể đem chế biến thành các món ăn khác nhau như chiên, hấp, hay xào cùng các loại rau củ… Khi món ăn này được du nhập vào Việt Nam thì đã được biến tấu đi khá nhiều để phù hợp hơn với khẩu vị người Việt. Cách làm lạp vịt khô cần trải qua khá là nhiều những công đoạn khác nhau thì mới cho ra được thành phẩm là những miếng lạp vịt thơm ngon, hấp dẫn. Cùng Chế Độ Ăn tìm hiểu về cách làm lạp vịt khô trong bài viết dưới đây ngay nhé!
Nguyên liệu chuẩn bị
Cách làm lạp vịt khô không hề khó, chỉ cần một chút khéo léo là chị em có thể thực hiện món ăn này thành công rồi. Để thực hiện món lạp vịt khô chị em cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
- Vịt 1 con
- Chao 2 miếng
- Bột gừng 1 muỗng canh
- Bột xá xíu 1 muỗng cà phê
- Tỏi khô 1 muỗng cà phê
- Ngũ vị hương 1 muỗng cà phê
- Rượu mai quế lộ 3 muỗng canh
- Gia vị thông dụng 1 ít (đường/ muối/ bột ngọt)
Dụng cụ thực hiện
- Lò nướng, dao, tô, muỗng, chén (chén ăn cơm),…
Cách chọn mua vịt tươi ngon
Đối với vịt sống
Chọn được một con vịt ngon rất quan trong khi chế biến món lạp vịt khô, nếu vịt bạn chọn mua quá non hoặc quá già thì thành phẩm cho ra sẽ không được như ý thịt một là sẽ bị bở, nhão hoặc là sẽ bị dai và khô, không ngon. Để chọn vịt làm nguyên liệu cho món lạp vịt khô bạn cần nên
-Lựa chọn vịt đực sẽ ngon và ít mỡ hơn vịt cái bạn nên chọn những con vịt đực trưởng thành, không quá non hoặc quá già, da cổ và da bụng dày, mọc đủ lông.
-Quan sát phần cánh vịt, 2 cánh vịt có thể đan chéo vào với nhau là vịt trưởng thành, dễ nhổ lông và nhiều thịt.
-Với những con vịt đã lông xù, có mùi hôi, vịt ủ rũ, đây có thể là vịt ốm bệnh bạn tuyệt đối không nên lựa chọn.
Đối với vịt làm sẵn
Để tiết kiệm thời gian sơ chế cũng như với những bạn sợ việc giết mổ, thì vịt làm sẵn là một lựa chọn lý tưởng. Đối với vịt làm sẵn khi lựa chọn bạn cần chú ý:
- Chọn vịt có lớp da màu vàng nhạt đều màu, không có vết thâm hay bầm tím.
- Phần thịt màu đỏ hồng tươi, không có màu nâu hay xám, có mùi hương đặc trưng của thịt vịt.
- Nếu bạn ấn vào vịt và thấy thịt săn chắc, có độ đàn hồi là vịt ngon. Không nên chọn những con vịt mềm nhũn, có mùi hôi ươn, chảy nước vì đó là dấu hiệu vịt đã để lâu và thịt không còn tươi ngon.
Cách làm lạp vịt khô
Bước 1: Sơ chế thịt vịt
Công đoạn sơ chế thịt vịt rất quan trọng khi thực hiện món lạp vịt bởi nếu vịt được xử lí không kỹ sẽ dễ bị hôi bởi mùi sẵn có tự nhiên của vịt. Để loại bỏ mùi hôi tự nhiên của vịt bạn có thể thực hiện các cách sau:
- Cách 1: sử dụng muối, rượu trắng và gừng đập dập chà xát thật đều lên mình vịt trong vài phút, sau đó rửa sạch với nước.
- Cách 2: dùng muối chà xát đều lên mình vịt, sau đó dùng một quả chanh bổ đôi xát đều lên vịt lần nữa và rửa sạch lại với nước.
- Cách 3: bạn chần sơ vịt trong nước sôi khoảng 5 phút để loại bỏ mùi hôi cũng và mùi tanh.
Bước 2: Ướp thịt vịt
Thịt vịt sau khi đã sơ chế sạch sẽ, bạn để ráo rồi dùng dao lóc phi lê lấy phần thịt đùi, ức, bụng vịt. Sau đó bạn thái thịt thành các miếng to có độ dày đều nhau để khi ướp nhanh thấm. Thịt vịt đã thái đem ướp cùng 3 muỗng canh rượu mai quế lộ và 2 miếng chao đã khuấy đều 1 muỗng canh đường, 2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột tỏi khô, 1 muỗng cà phê ngũ vị hương, 1 muỗng cà phê bột xá xíu và 1/2 muỗng cà phê bột ngọt vào thịt rồi trộn đều để ướp trong khoảng 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ để vịt ngấm đều gia vị.
Bước 3: Sấy lạp vịt
Vịt đã ướp đủ thời gian thì bạn cho thịt đã ướp vào lò sấy rồi sấy trong 15 tiếng với nhiệt độ 65 độ C. Cứ khoảng 2 – 3 tiếng thì bỏ ra trở mặt thịt để thịt được sấy đều.
Sấy cho đến khi thịt vịt khô đạt đến độ mà bạn mong muốn, hơi vàng các mặt thì lấy ra chờ cho nguội thì cho vào túi bảo quản lạnh.
Trong thời gian sấy bạn có thể phết thêm ít sốt ướp lên trên thịt để thịt đậm vị hơn.
Hy vọng với cách làm lạp vịt khô mà Chế Độ Ăn đã chia sẻ, sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện thành công món ăn thơm ngon, hấp dẫn này chiêu đãi người thân, bạn bè. Chúc bạn thực hiện thành công món ăn!