Bánh mì là đồ ăn truyền thống của người Việt. Món ăn này được dùng làm đồ ăn sáng, xế chiều hoặc đôi khi là cả bữa chính khi bạn cảm thấy ngán cơm. Chiếc bánh mì với lớp vỏ ngoài xốp giòn, bên trong là phần nhân đầy đặn xá xíu, rau thơm, nộm, pate, thịt, dưa leo, cùng với đó là phần nước sốt đậm đà – vũ khí bí mật của tất cả những cửa hàng bán bánh mì mà không ai muốn tiết lộ, nước sốt có ngon thì bánh mì mới ngon. Nếu bạn đang rất khát khao muốn biết cách để làm nước sốt bánh mì sao cho hấp dẫn thì tham khảo cách làm nước sốt bánh mì pate truyền thống đậm đà bắt vị mà Chế Độ Ăn chia sẻ đến các bạn.
Nguyên liệu chuẩn bị
Để nước sốt chuẩn vị, giúp cho người ăn càng ăn càng mê thì công đoạn lựa chọn nguyên liệu để làm nước sốt phải tươi ngon và đầy đủ nha. Hãy chuẩn bị những nguyên liệu dưới đây và bắt tay vào làm ngay món nước sốt bánh mì thơm ngon cho những người thân yêu thôi nào!
- Thịt nạc heo (150 gram): Bạn nên chọn những miếng thịt lợn tươi mới có màu sắc sáng, màu thịt ngon sẽ là màu hồng nhạt hay đỏ nhạt, phần mỡ sẽ có màu trắng trong hơi ngà ngà. Dùng dao cắt thử miếng thịt theo chiều dọc sẽ thấy thớ thịt hơi se lại, bề mặt ráo, lớp bì mềm, đây là thịt tươi ngon.
- Cà chua (300 gram – khoảng 4 quả): Bạn nên chọn những quả cà chua có lớp vỏ ngoài màu đỏ tươi, đều màu. Lớp vỏ ngoài nguyên vẹn, không có vết trầy sướt, căng mọng là cà chua tươi ngon. Khi chú ý quan sát bên ngoài vỏ có những nốt nhỏ li ti đều nhau, thử cắt đôi quả cà phê thì hạt bên trong phải có màu vàng chứ không phải màu xanh, phận thịt có màu đỏ. Đây là những quả cà chua đã chín mọng, tươi ngon.
- Hành lá và ngò rí
- Tỏi, hành tím, hành baro và ớt sừng
- Dứa (100 gram): Màu của thân hay cuống dứa đều quyết định đến độ ngon của dứa nên bạn cần chọn những trái có màu vàng tươi từ cuống cho đến phần đuôi. Nên nhớ, trái dứa vàng đều thì độ ngọt càng cao.
- Hạt màu điều (hoặc dầu điều)
- Các gia vị cần thiết: tương ớt, tương cà, mayonnaise, nước mắm, nước tương, dầu hào, đường, bột ngọt, hạt nêm, tiêu.
Cách làm nước sốt bánh mì
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Thịt nạc heo sau khi mua về cần được rửa sạch. Để thịt bớt mùi và sạch sẽ nhất, bạn chỉ cần hòa một chậu nước muối loãng ấm và ngâm thịt khoảng 10 – 15 phút. Lúc này chất bẩn từ bên trong sẽ từ từ được tiết ra. Sau đó bạn rửa sạch lại thịt một lần nữa với nước rồi cho thịt vào nước lạnh để đun sôi từ từ. Điều này sẽ khiến các tạp chất bên trong bị đẩy hết ra ngoài. Sau đó, cắt thịt thành miếng vừa ăn. Các loại rau củ rửa sạch. Hành lá, ngò rí, tỏi, hành tím, hành baro, ớt sừng và dứa băm nhuyễn. Cà chua bỏ hạt, cắt múi cau.
Bước 2: Xây thịt và cà chua
Đầu tiên, bạn mang cà chua xay nhuyễn, sau đó xay thịt nạc heo ( Cần lưu ý: tránh xay chung thịt sống và rau củ để hạn chế nhiễm khuẩn chéo giữa các nguyên liệu).
Bước 3: Phi thơm hành, tỏi
- Bạn làm nóng chảo và cho lượng dầu ăn vừa đủ, khi dầu nóng cho hành tím vào, đảo đều tay đến khi hành vàng thơm và vớt ra.
- Bạn cần lưu ý chừa lại một chút dầu ăn, đun nóng và cho hạt màu điều vào, đun cho dầu có màu vàng rồi vớt bỏ hạt màu điều đi, sau đó cho tỏi, hành baro đã băm nhuyễn và ớt sừng vào.
Bước 4: Xào thịt, cà chua và pha hỗn hợp nêm
- Khi hành tỏi đã được phi thơm thì bạn tiếp tục cho thịt xay vào, xào đều tay đến khi thịt săn lại thì cho cà chua vào.
- Sau đó, cho vào chén: 2 muỗng canh tương cà, 2 muỗng canh tương ớt, 1 muỗng canh dầu hào, 2 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh nước mắm 1 muỗng canh hạt nêm, 1.5 muỗng canh đường, ít bột ngọt và cuối cùng cho khoảng 1 – 2 muỗng mayonnaise tùy chỉnh bạn muốn độ béo nhiều hay ít. Trộn và khuấy tan các gia vị. Bạn có thể nêm nếm lại để phù hợp hơn với khẩu vị của mình nhé!
Bước 5: Hoàn thành nước sốt bánh mì
- Khi hỗn hợp thịt và cà chua sôi và cà chua đã nhuyễn thì cho chén gia vị nêm của mình vào và cuối cùng cho 400ml nước lọc (khoảng 2 chén nước). Hoặc bạn có thể thay thế bằng nước dừa để vị ngọt và thơm béo hơn
- Đun hỗn hợp trên lửa nhỏ cho đến khi sôi thì thêm hành lá, ngò rí và tiêu vào. Trộn đều rồi tắt bếp. Bây giờ thì chan nước sốt vào bánh mì cùng với những nguyên liệu đi kèm để thưởng thức thôi nào
Nước sốt bánh mì sau khi hoàn thành sẽ có độ sánh nhẹ, để nguội không bị loãng ra, có màu vàng cam óng ánh và tỏa mùi thơm. Với sự trộn đều cả thịt và cà, không bị vón cục. Cùng với vị chua dịu của cà chua và ngọt thanh của dứa khiến cho món nước sốt ăn cùng bánh mì cực đậm đà, bắt vị và hấp dẫn khó cưỡng.
Lời kết
Qua bài viết này chắc hẳn các bạn cũng đã nắm rõ được cách làm nước sốt bánh mì ngon là như thế nào, tưởng khó nhưng lại cực dễ phải không? còn chờ đợi gì nữa mà không bắt tay vào làm ngay cho gia đình, bạn bè hay người thân yêu luôn thôi! Hi vọng các bạn sẽ thành công với món nước sốt của mình nhé. Hãy theo dõi Chế Độ Ăn để cập nhật thêm nhiều công thức nước sốt đặc biệt nha.