Lẩu cá chép là một món ăn truyền thống được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam. Đây là món ăn được nhiều người yêu thích với hương vị tươi ngon, thanh mát và hấp dẫn có nguồn gốc từ miền Trung, nhưng hiện nay đã được phổ biến và được ưa chuộng ở khắp nơi. Cách làm lẩu cá chép cũng khá đơn giản với các loại nguyên liệu không quá phức tạp mà ai cũng có thể dễ dàng chuẩn bị và chế biến thành công, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Chế Độ Ăn để băt tay vào làm ngay món ăn đầy hấp dẫn này nhé!
Lẩu cá chép là một món ăn ngon, đầy đủ dinh dưỡng và phù hợp để thưởng thức cùng gia đình và bạn bè trong những bữa tiệc cuối tuần hay ngày lễ. Món ăn này không chỉ có hương vị đậm đà mà còn giúp tăng cường sức khỏe nhờ chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như protein, vitamin và khoáng chất.
Nguyên liệu chuẩn bị
- 1 con cá chép giòn khoảng 2 kg
- 500gram xương ống heo
- 4 quả cà chua
- 1 quả dứa
- Hành tím, tỏi
- 1 nhánh gừng
- 50gram mẻ
- 10gram rau thìa là
- Các loại rau ăn kèm lẩu yêu thích
- 2kg bún tươi (tùy thuộc vào khả năng ăn của gia đình bạn)
Cách làm lẩu cá chép
Bước 1: Sơ chế xương ống heo và cá chép
Để nấu được một nồi lẩu cá chép thơm ngon thì khâu sơ chế xương ống heo và cá chép là quan trọng nhất. Bởi nếu khâu sơ chế không kĩ càng thì nồi lẩu sẽ bị tanh và làm mất đi hương vị ngon vốn có của món ăn.
Xương ống heo sau khi mua về, hãy rửa sạch lại với nước và cho vào nồi nước sôi cùng với một chút muối hạt để chần cho bớt mùi hôi tự nhiên của xương. Chần xong bạn vớt xương ống heo ra và để cho thật ráo nước.
Với cá chép giòn sau khi mua về cần được làm sạch vảy, mang, ruột và màng đen mang bỏ đi và rửa sạch máu tụ bên trong bụng, bạn có thể nhờ người bán làm các bước sơ chế này và về chỉ việc rửa lại để tiết kiệm thời gian.
Sau khi sơ chế cá, bạn cho cá vào thau nước gạo ngâm chừng 15 phút sau đó vớt ra và rửa lại bằng nước lạnh. Ngoài cách khử tanh này, bạn còn có thể áp dụng những cách sau:
– Rửa cá bằng hỗn hợp rượu trắng 40 độ và gừng tươi;
– Chà xát cá bằng muối hạt và ngâm trong nước muối loãng 15 phút;
– Rửa cá bằng hạt tiêu và lá nguyệt quế;
– Ngâm cá trong nước cốt chanh pha loãng chừng 5 phút. Nhưng chú ý không nên ngâm quá lâu sẽ khiến cá bị trương và mất đi độ tươi ngon ban đầu.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
Sau khi sơ chế xong xương ống heo và cá chép, bạn cần sơ chế thêm các loại nguyên liệu khác, cụ thể là:
– Dứa gọt vỏ, bỏ mắt dứa rồi rửa sạch và thái dạng lát mỏng vừa ăn.
– Cà chua chọn những quả chín đỏ nhưng không mềm quá, rửa sạch, bổ múi cau
– Thì là nhặt sạch gốc rễ, lá úa rồi đem rửa sạch. Sau đó thái khúc nhỏ.
– Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ.
– Nghiền nát mẻ cùng với nước lọc, sau đó lọc lại qua rây để lấy phần nước cốt cho mịn rồi bỏ phần bã đi
– Hành tây, hành tím, tỏi bóc sạch vỏ, rửa sạch rồi băm nhuyễn.
Bước 3: Hầm xương lấy nước dùng
Bạn bắc một nồi nước lên bếp và đun sôi, sau đó cho xương ống heo vào và nấu trong khoảng 15 phút, lưu ý khi nấu hãy hớt bọt nổi lên trên để nước dùng trong và ngon mắt hơn.
Nấu xương ống heo xong, bạn nêm vào nồi nước dùng 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê mì chính. Sau đó lại tiếp tục đun đến khi sôi thì hạ lửa liu riu và hầm trong khoảng 2 tiếng để vị ngọt trong xương ống heo tan ra khiến nước dùng lẩu thanh ngọt hơn.
Bước 4: Tiến hành nấu lẩu cá chép
Bạn tiếp tục đặt một nồi khác lên bếp, sau đó thêm vào một chút dầu ăn, đun nóng dầu rồi cho hành tỏi vào phi thơm.
Tiếp theo, cho cà chua, dứa và cá chép vào xào sơ cho thịt cá săn lại. Lúc này, bạn thêm nước mẻ vào nồi và tiếp tục đun ở mức lửa liu riu.
Khi nước mẻ đã sôi, bạn cho phần nước hầm xương khi nãy vào và nêm thêm khoảng 2 thìa canh nước mắm, 2 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê mì chính sai cho vừa ăn, 1 ít ớt thái lát hoặc để nguyên trái cũng được, một chút gừng và hạt tiêu xay nhuyễn. Đảo đều cho gia vị tan hoàn toàn.
Đun nồi lẩu cho tới khi sôi lại một lần nữa, sau đó nêm nếm gia vị thêm cho phù hợp với khẩu vị của gia đình bạn rồi tắt bếp và cho thì là vào.
Lẩu cá chép ăn với rau gì ngon nhất?
Đây cũng là câu hỏi mà rất nhiều người đang thắc mắc, tuy nhiên là cũng như những loại lẩu cá khác, lẩu cá chép có thể ăn cùng với những loại rau phù hợp với sở thích của gia đình bạn.
Bạn có thể ăn cùng với các loại rau như hoa chuối, dọc mùng, rau cần, rau muống, cải cúc, cải xoong, cải thảo, bắp cải, các loại nấm như nấm kim châm, nấm đùi gà… Ngoài ra, nếu bạn thích vị chua, có thể biến tấu thêm măng chua nhé.
Lời kết
Như vậy, Chế Độ Ăn vừa mách bạn cách nấu lẩu cá chép cực đơn giản rồi, nấu xong nước lẩu, bạn chỉ việc cho lẩu ra nồi lẩu chuyên dụng, sau đó bày biện đậu phụ, nấm, rau ăn kèm cùng các loại nước chấm nữa là đã có thể mời cả nhà thưởng thức. Cả gia đình quây quần ấm cúng bên nồi lẩu nóng hổi thơm ngọt thì quả đúng là tuyệt vời. Hãy làm ngay nồi lẩu cá chép nếu bạn muố