Axit amin là các phân tử nhỏ bị phân hủy protein trong thức ăn nhanh. Khi bạn ăn thức ăn giàu protein (chất đạm) như: thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu, đỗ, lạc, vừng, các loại ngũ cốc…dịch vị tiêu hóa trong dạ dày và ruột sẽ đồng thời hoạt động. Sau đó các axit amin có thể được tổng hợp trở lại để hình thành nên các loại protein của cơ thể.
Cấu tạo Axit amin
Axit amin là đơn vị cấu trúc cơ bản của protein. Chúng tạo thành các xích polymer ngắn gọi là peptide hay polypeptides để rồi tạo thành cấu trúc gọi là protein. Quá trình tạo thành từ mRNA làm mẫu gọi là dịch mã, là một phần của tổng hợp protein.
Có 20 loại axit amin được mã hóa bởi mã di truyền chuẩn và được gọi là proteinogenic hay axit amin chuẩn. Việc kết hợp các axit amin này tạo ra protein thiết yếu cho việc cấu thành cơ thể người.
Axit amin có tác dụng gì?
Cải thiện chức năng gan
Các axit amin chuỗi nhánh có thể giúp cải thiện chức năng gan ở những người có chức năng não kém do suy giảm chức năng gan.
Cải thiện giấc ngủ và tâm trạng
Trytophan là axit amin cần thiết để sản xuất serotonin giúp dẫn truyền thần kinh, giúp điều chỉnh tâm trạng, giấc ngủ và hành vi.
Khi thiếu axit amin khiến nồng độ serotonin giảm thấp gây nên chán nản và mất ngủ. Việc bổ sung Trytophan giúp giảm các triệu chứng trầm cảm, cải thiện giấc ngủ và tâm trạng.
Phục hồi, giảm đau nhức cơ
Các axit amin có thể ngăn chặn phân hủy của cơ bắp và bảo tồn lượng cơ. Bổ sung axit amin được chứng minh có hiệu quả duy trì lượng nạc ở người cao tuổi và vận động viên.
Ngăn hiện tượng mất cơ
Mất cơ là tác dụng phụ khi bệnh nhân điều trị tại giường quá lâu, đặc biệt thường thấy ở người cao tuổi. Bổ sung axit amin có thể giúp phục hồi cơ, ngăn chặn tình trạng mất cơ.
Thúc đẩy quá trình giảm cân
Nghiên cứu thực hiện trên người và động vật đã cho thấy các axit amin có hiệu quả lớn trong việc giảm cân. Bổ sung các axit amin chuỗi nhánh giúp giảm tỷ lệ chất béo trong cơ thể.
Nâng cao hiệu suất chơi thể thao
3 axit amin chuỗi nhánh giúp giảm mệt mỏi, cải thiện hiệu suất, giảm đau nhức và còn giúp phục hồi cơ bắp khi tập thể thao.
Việc dùng 4g Leucine vào mỗi ngày trong 12 tuần sẽ tăng cường sức mạnh cơ bắp, đem lại những lợi ích nhất định cho việc tăng cường sức khỏe cơ.
Vai trò của 9 axit amin thiết yếu với cơ thể
Trong số 22 axit amin tổng hợp nên các loại protein cho cơ thể, có 9 axit amin cơ thể không tự tổng hợp được và bắt buộc phải được cung cấp từ thực phẩm bên ngoài. Các axit amin này được gọi là axit amin thiết yếu.
Isoleucine
Đóng vai trò sống còn trong quá trình phục hồi sức khỏe sau thời gian luyện tập thể dục thể thao. Đồng thời giúp điều tiết lượng đường glucose trong máu, hỗ trợ quá trình hình thành hemoglobin và đông máu.
Thực phẩm chứa nhiều: Thịt gà, cá, hạnh nhân, hạt điều, trứng, gan, đậu lăng và thịt bò.
Leucine
Leucine tương đối quan trọng trong quá trình điều chỉnh hàm lượng đường trong máu nên sẽ tốt cho bệnh nhân mắc chứng “hyperglycemica” (gia tăng đường huyết), hoặc những người mong muốn đốt cháy chất béo nhanh chóng. Hơn nữa, loại axit amin này còn có chức năng duy trì lượng hormone tăng trưởng để thúc đẩy quá trình phát triển mô cơ.
Thực phẩm chứa nhiều: Đậu tương, đậu lăng, lòng đỏ trứng, hạnh nhân, cá, đậu phộng, tôm.
Lysine
Nhiệm vụ quan trọng nhất của loại axit amin này là khả năng hấp thụ canxi, giúp cho xương chắc khỏe, chống lão hóa cột sống, duy trì trạng thái cân bằng nitơ có trong cơ thể, do đó tránh được hiện tượng giãn cơ và mệt mỏi. Ngoài ra, lysine còn có tác dụng giúp cơ thể tạo ra chất kháng thể và điều tiết hormone truyền tải thông tin.
Thực phẩm chứa nhiều: Phô mai, khoai tây, sữa, trứng, thịt đỏ, các sản phẩm men.
Methionine
Axit amin này đặc biệt cần thiết cho nam giới nếu muốn phát triển cơ bắp cuồn cuộn vì nó nhanh chóng phân hủy và đốt cháy chất béo, đồng thời tăng thêm lượng testosterone sinh dục nam. Ngoài ra, menthionine hỗ trợ chống chữa kiệt sức, viêm khớp và bệnh gan..
Thực phẩm chứa nhiều: Thịt, cá, đậu đỗ tươi, trứng, đậu lăng, hành, sữa chua, các loại hạt.
Phenylalanine
Phenylalanine là một axit amin có chức năng bồi bổ não, tăng cường trí nhớ, và tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của não bộ. Ngoài ra, nó có thể làm tăng lượng chất dẫn truyền xung động thần kinh, và tăng tỷ lệ hấp thụ tia UV từ ánh sáng mặt trời, giúp tạo ra vitamin D nuôi dưỡng làn da.
Thực phẩm chứa nhiều: Sữa, hạnh nhân, bơ, đậu phộng, các hạt vừng.
Threonine
Chức năng chính của threonine là hỗ trợ hình thành collagen và elastin, hai chất liên kết tế bào trong cơ thể. Ngoài ra, nó rất tốt cho hoạt động gan, tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy cơ thể hấp thụ mạnh các dưỡng chất.
Thực phẩm chứa nhiều: Thịt cá, trứng.
Tryptophan
Có hai chức năng quan trọng, một là được gan chuyển hóa thành niacin (vitamin B3), hai là cung cấp tiền chất của serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh giúp cơ thể điều hòa sự ngon miệng, giấc ngủ và tâm trạng.
Thực phẩm chứa nhiều: Chuối, đậu phộng, hạt sen, gạo, thịt gà tây, bí đỏ (bí đỏ chứa một lượng tryptophan rất dồi dào).
Valine
Loại axit amin này chữa lành tế bào cơ và hình thành tế bào mới, đồng thời giúp cân bằng nitơ cần thiết. Ngoài ra, nó còn phân hủy đường glucozơ có trong cơ thể.
Thực phẩm chứa nhiều: Sữa, thịt, ngũ cốc, nấm, đậu tương và đậu phộng.
Histidine
Histidine giúp cơ thể phát triển và liên kết mô cơ bắp với nhau. Nó còn có tác dụng hình thành màng chắn myelin, một chất bảo vệ bao quanh dây thần kinh và giúp tạo ra dịch vị, kích thích tiêu hóa.
Thực phẩm chứa nhiều: Thịt, sữa, cá, gạo, bột mì.