Hiện nay, bột sắn dây là thực phẩm được nhiều gia đình yêu thích bởi vì ngoài công dụng thanh mát cơ thể nó còn hỗ trợ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó sẽ là thực phẩm tốt nếu như bạn sử dụng đúng cách, kết hợp đúng các nguyên liệu. Vậy bột sắn dây kỵ gì? [Bột sắn dây làm từ gì?] [Bột sắn dây để được bao lâu] Cách dùng và những lưu ý khi sử dụng như thế nào? Cùng Chế Độ Ăn tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết bên dưới nhé!
Bột sắn dây làm từ gì?
Sắn dây là một loài dây leo, rễ phát triển thành những củ to và dài, có củ to bằng cả bắp chuối người trưởng thành. Khi thu hoạch, người ta chủ yếu lấy phần củ, phần lá và đôi khi phần rễ cũng được đem dùng làm thuốc chữa bệnh.
Bột sắn dây thực chất được chiết xuất từ củ sắn dây. Để làm ra được tinh bột sắn dây, người làm phải trải qua quá trình không hề đơn giản. Từ một củ sắn dây vừa được thu hoạch, sau đó được đem đi rửa thật sạch để loại bỏ đất cát, đem xay nhuyễn với nước, khi xay xong lọc qua một tấm vải dày, để một khoảng thời gian nhất định chờ phần tinh bột lắng xuống và đem phần tinh bột đó đi sấy khô.
Đây là loại tinh bột thơm ngon, giàu dưỡng chất vì là thành phần ngon nhất của sắn dây. Có màu trắng đục, khi nấu lên sẽ chuyển thành trắng trong, sền sệt và có công dụng thanh nhiệt, giải độc và còn trị được một số loại bệnh.
Bột sắn dây có chất gì?
Trong củ sắn dây chứa 12 – 15% thành phần tinh bột. Ngoài ra còn chứa các thành phần như: isoflavone – đây là hoạt chất tự nhiên có chức năng gần giống estrogen, có tác dụng cải thiện nội tiết tố, làm đẹp da và giữ dáng cho chị em phụ nữ.
Thành phần puerarin trong bột sắn dây còn có công dụng giãn mạch, bảo vệ tim, chống oxy hóa,… và chất daidzein hỗ trợ giãn cơ và chất genistein có tác dụng giúp giảm mỡ bụng, cải thiện vóc dáng,…
Cây sắn dây tuy nhỏ và dài nhưng củ mọc sâu trong lồng đất, mỗi bụi có thể cho hàng chục hoặc hàng trăng kilogram củ. Củ sắn dây có vị ngọt bùi, chứa nhiều tinh bột, càng ăn càng ngon, vì vậy nên thường được luộc chín rồi ăn hoặc có thể dùng làm bột khô để ăn dần.
Bột sắn dây kỵ với gì?
Là một thực phẩm tự nhiên có lợi cho sức khỏe, song bên cạnh đó, bột sắn dây vẫn không nên kết hợp với một vài nguyên liệu. Chẳng hạn như:
Bột sắn dây kỵ với mật ong
Theo lời truyền miệng, bột sắn dây và mật ong kết hợp cùng nhau có thể gây đột tử. Tuy nhiên, từ trước đến giờ cả bệnh viện vẫn chưa có báo cáo về việc này.
Theo như nghiên cứu cho biết, nếu bột sắn dây và mật ong kết hợp với nhau có thể gây ra triệu chứng đầy bụng. Vì vậy nên hạn chế kết hợp hai thành phần này với nhau vì có thể gây ra phản ứng xấu cho cơ thể.
Không ướp hoa bưởi, hoa nhài với bột sắn dây
Nhiều người nghĩ rằng, khi ướp hương hoa nhài, hoa bưởi với bột sắn dây sẽ làm tăng hương vị của bột, giúp bột sắn dây ngon hơn, thơm hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì đây là sự kết hợp hoàn toàn sai lầm vì sự kết hợp này có thể làm giảm dược tính phòng bệnh và điều trị bệnh vốn có của bột sắn dây.
Không sử dụng quá nhiều đường khi dùng bột sắn dây
Trong Đông y, bột sắn dây là nguyên liệu có vị ngọt, có tác dụng giải nhiệt, chữa cảm, giải rượu,.. tuy nhiên, trong trường hợp dùng bột sắn dây để giải rượu thì bạn có thể pha thêm một chút muối để tăng hiệu quả và nếu như dùng trong mục đích giải khát, đẹp da thì chỉ nên sử dụng thật ít đường để bột có vị ngọt thanh. Vì cơ bản, bột sắn dây đã có vị ngọt, nếu sử dụng quá nhiều đường có thể khiến bạn dễ tăng cân, nổi mụn và thậm chí là bị “tác dụng ngược” nữa đấy.
Bột sắn dây để được bao lâu
Trên thực tế, nếu như bạn bảo quản đúng cách bột sắn dây thì thời gian sử dụng bột lên tới tối đa là 5 năm. Nhưng nếu thời gian lâu sẽ làm giảm dần chất lượng của bột, chính vì vậy, khoảng thời gian sử dụng tốt nhất là từ 2 – 3 năm, khi này bột sẽ có công dụng tốt nhất.
Và trong quá trình bảo quản, nếu màu sắc của bột chuyển sang màu nâu sậm thì ngưng sử dụng ngay có đây có thể là dấu hiệu của bột sắn dây bị hỏng, không còn đạt chất lượng tốt nhất nữa.
Dp bột không được sấy khô hoàn toàn nên có thể bị mốc theo thời gian, hoặc có thể là do ướp hương khiến bột bị mốc.
Cách bảo quản bột sắn dây
Để kéo dài thời gian sử dụng bột sắn dây, bạn có thể bảo quản bột trong tui zipper được buộc kín miệng hoặc các hũ đựng thực phẩm bằng thủy tinh có nắp đậy kín. Khi sử dụng, bạn chỉ nên lấy một lượng vừa đủ và đóng nắp hoặc buộc kín lại sau khi lấy xong để tránh bột tiếp xúc lâu với không khí bên ngoài, dẫn đến dễ bị ẩm.
Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng thì nên để bột ở nơi khô ráo, thoáng mát, không ẩm ướt, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Không được bảo quản bột trong ngăn mát tủ lạnh vì dễ khiến bột nhanh ẩm và giảm chất lượng.
Có nên để bột sắn dây qua đêm không?
Đối với những ai hay sử dụng bột sắn dây thì có lẽ sẽ có chung thắc mắc: Liệu bột sắn dây có để qua đêm được không?
Khi chế biến các món ăn từ bột sắn dây thì bạn nên dùng ngay khi bột còn nóng, hoặc nếu làm thức uống thì cũng nên như vậy để giữ được mùi vị thơm ngon vốn có của bột.
Nhưng nếu lỡ chế biến nhiều quá nhưng không dùng hết thì phải làm sao?
Thực tế, các món ăn được chế biến từ bột sắn dây nếu bảo quản qua đêm trong tủ lạnh hoặc bên ngoài thì cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, nhưng ngon nhất vẫn là thưởng thức ngay khi chế biến xong.
Bột sắn dây ăn nhiều được không?
Trong bột sắn dây chứa phần lớn là tinh bột. Ngoài ra còn có các thành phần khác như: một flavonosid là puerarin và saponosid, vì vậy nó được dùng như một vị thuốc. Do vậy không nên ăn nhiều bột sắn dây sẽ không tốt cho sức khỏe.
Tốt nhất chỉ nên uống 1 – 2 ly mỗi ngày và hạn chế kết hợp với đường, thay vào đó hãy sử dụng một ít muối trắng sẽ giúp bột phát huy tối đa công dụng hơn.
Lời kết
Trên đây là tất cả những kiến thức liên quan đến câu hỏi: Bột sắn dây kỵ gì? [Bột sắn dây làm từ gì?] [Bột sắn dây để được bao lâu]. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng và kết hợp đúng và hạn chế được rủi ro khi sử dụng nguyên liệu này!