Bún măng vịt là một trong những món ăn đặc sản của Việt Nam. Một tô bún măng vịt nóng hổi với hương vị thơm ngon, nước dùng ngọt đậm đà sẽ khiến bạn say đắm ngay từ lần thử đầu tiên. Thế nhưng thực phẩm thơm ngon này liệu có chứa nhiều calo hay không. Cùng Chế Độ Ăn tìm hiểu câu trả lời bún măng vịt bao nhiêu calo qua bài viết sau đây.
Bún măng vịt bao nhiêu calo?
Từ các nguyên liệu trên đây, chúng ta có thể ước tính trong 1 bát bún măng vịt có chứa khoảng 600 Calo. Trong đó, lượng calo từ 150g bún tươi là 165 Calo. 150g thịt vịt có chứa 204 Calo. 50g măng tươi chỉ có chứa 10 Calo. 200ml nước hầm xương vịt có chứa khoảng 300 Calo. Các loại rau ăn kèm, gia vị khác chiếm khoảng 100 Calo.
Tuy vậy, đối với nhiều người không có thói quen ăn hết nước dùng bún măng vịt, thì hàm lượng calo cũng được giảm đi. Hay có nhiều người ăn thêm thịt vịt, măng, nước dùng… thì tổng lượng calo nạp vào cơ thể của họ sẽ tăng lên.
Ngoài cách nấu bún măng vịt với măng tươi thì rất nhiều quán ăn còn sử dụng măng khô để nấu. Măng khô chứa hàm lượng calo cao hơn măng tươi và trong 50g có chứa 25 Calo.
Hay cũng có rất nhiều gia đình nấu bún măng vịt có cho thêm hành phi, rau củ muối chua,… Chỉ thêm 10g hành phi khô thì bát bún măng vịt đã có thêm tới 60 Calo, bởi chúng chứa nhiều dầu mỡ khi chiên giòn.
Do đó, từ hàm lượng calo của từng loại thực phẩm có trong bún măng vịt được kể trên thì các bạn có thể tính toán chính xác một bát bún măng vịt bao nhiêu calo theo những cách chế biến, cách ăn khác nhau.
>>Xem thêm: Cách nấu bún măng
Ăn bún măng vịt có béo không?
Những người tìm kiếm câu trả lời bún măng vịt bao nhiêu calo chắc hẳn là những người đang thực hiện chế độ giảm cân hoặc giữ cân nặng ổn định. Câu trả lời là ăn bún măng vịt có béo nếu các bạn ăn thường xuyên, kết hợp cùng với một số loại thực đơn ăn uống giàu calo, ít vận động.
Câu trả lời là không nếu thỉnh thoảng bạn mới ăn và có chế độ ăn uống ít calo, giàu dinh dưỡng. Hoặc thường xuyên ăn nhưng đồng thời, chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao thì bạn sẽ không tăng cân.
Điều quan trọng là các bạn cần theo dõi, tính toán tổng lượng calo nạp vào so với tổng lượng calo tiêu hao mỗi ngày, chứ không chỉ theo dõi hàm lượng calo trong một món ăn như bún măng vịt bao nhiêu calo.
Ăn bún măng vịt có tốt không?
Câu trả lời là có, Bởi vì trong 1 tô bún măng vịt có chứa đa dạng các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần.
Trong bún tươi có chứa nhiều tinh bột, đây là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Tuy vậy, bún tươi được chế biến bằng cách lên men nên các bạn không nên ăn nhiều nhé.
Trong thịt vịt có chứa một lượng lớn chất đạm, cần thiết cho quá trình phát triển cơ bắp. Đồng thời, thịt vịt còn có chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như: vitamin A, vitamin B1, vitamin D, khoáng chất như canxi, sắt,… Theo Đông y, thịt vịt có tính hàn nên còn được sử dụng để giải nhiệt, giải độc hiệu quả.
Măng chứa một lượng lớn chất xơ, giảm lượng cholesterol, giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch, duy trì hoạt động của đường ruột.
Nước hầm thịt vịt có chứa nhiều collagen giúp làm đẹp da, mượt tóc, chống lão hóa hiệu quả.
Các loại rau ăn kèm như hành lá, mùi (ngò), húng quế có chứa rất nhiều chất xơ, đa dạng vitamin khác nhau, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Ai không nên ăn bún măng vịt?
Mặc dù là món ăn ngon, bổ dưỡng nhưng một số nhóm đối tượng sau cần hạn chế ăn nhiều bún măng vịt.
Người lớn tuổi và trẻ em
Nhóm đối tượng này có răng không chắc khỏe, hệ tiêu hóa yếu nên cần hạn chế ăn nhiều thịt vịt, chỉ nên ăn 1 lượng nhỏ và tối đa 2 lần mỗi tuần. Lý do là vì thịt vịt được xếp vào nhóm những loại thịt dai và khó tiêu.
Phụ nữ mang thai
Trong măng chứa khá nhiều độc tố như glucozit. Khi vào dạ dày, glucozit bị phân hủy, sản sinh ra acid cyanhydric. Chất này sau đó sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn. Do đó, mẹ bầu nên tránh ăn nhiều măng, rất dễ bị ngộ độc. Trên thực tế, đã có không ít bà bầu ăn nhiều bún măng vịt bị ngộ độc.
Người bị đau dạ dày
Trong măng có rất nhiều độc tố gây hại cho dạ dày. Vì vậy những người bị đau dạ dày tuyệt đối không nên ăn món bún măng vịt.
Bệnh nhân bị gout
Măng trong bún măng vịt thuộc nhóm những thực phẩm có tác dụng làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric. Trong khi đó, bệnh nhân bị bệnh gout cần tránh thực phẩm làm tăng acid uric. Điều này làm cho các cơn đau trở nên trầm trọng hơn.
Nguyên liệu làm bún măng vịt
Có nhiều cách để các bạn có thể chế biến bún măng vịt với số lượng thành phần khác nhau. Cũng vì vậy mà hàm lượng calo cũng có sự thay đổi. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lượng calo của 1 bát bún măng vịt tiêu chuẩn là bao nhiêu nhé!
Thành phần nguyên liệu chính để nấu được một tô bát bún măng vịt gồm:
- 150 g bún tươi
- 150 g thịt vịt có cả xương, da
- 50g măng tươi
- 200 ml nước dùng từ thịt vịt hầm chín cùng một số loại gia vị đi kèm
- Ngoài ra còn có một số gia vị đi kèm như hành khô, hành lá, ngò, dầu ăn, muối, tiêu, ớt,…
Cách làm bún măng vịt
Bước 1: Sơ chế thịt vịt
Vịt rửa thật sạch cùng với nước. Tiếp đến, các bạn thoa muối lên bên trong lẫn bên ngoài vịt.
Sau đó, các bạn lấy gừng đập dập và rượu trắng chà xát trực tiếp lên khắp mình vịt trong vài phút và rửa lại thật sạch. Chặt vịt thành từng miếng nhỏ vừa ăn và để ráo.
Mẹo khử mùi hôi thịt vịt:
- Cách 1: Sử dụng muối, rượu trắng và gừng đập dập để chà xát lên mình vịt trong vài phút, sau đó rửa lại thật sạch với nước.
- Cách 2: Sử dụng muối chà xát đều lên mình vịt, sau đó lấy một quả chanh bổ đôi xát đều lên vịt lần nữa và rửa sạch lại với nước.
Bước 2: Ướp vịt
Cắt 1 nhánh gừng thành từng sợi nhỏ.
Trộn đều thịt vịt cùng với các gia vị gồm: gừng cắt sợi, ½ lượng tỏi băm nhuyễn, hành tím băm nhuyễn, 1 muỗng canh nước mắm, ½ muỗng canh đường, ½ muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cafe tiêu.
Ướp thịt trong khoảng 15 – 30 phút cho vịt ngấm đều gia vị.
Bước 3: Nấu măng
Măng tươi rửa sạch, sau đó luộc cùng với nước và một ít muối. Sau khi luộc khoảng 30 phút sau, vớt măng ra, rửa lại với nước mát, cắt măng thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
Bước 4: Sơ chế các nguyên liệu khác
Nấm rơm các bạn gọt bỏ phần chân nấm, cho nấm ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút rồi rửa lại thật sạch với nước. Cái nhỏ để nguyên, cái to dùng dao cắt làm đôi, để ráo.
Đun một nồi nước sôi rồi cho tiết vịt vào để luộc. Sau đó, vớt tiết ra và thái miếng vừa ăn.
Nấu sôi 1 nồi nước, cho bún vào trụng trong vòng 1 phút. Sau đó, bạn đổ bún ra rổ, để ráo.
Hành lá nhặt gốc, rửa sạch. Rau răm nhặt bỏ cọng cứng, rửa sạch. Các loại rau ăn kèm nhặt sạch, sau đó rửa sạch với nước muối loãng.
Bước 5: Xào măng
Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng rồi cho hành băm vào phi thơm. Sau đó, các bạn cho măng vào xào. Xào đến khi măng bắt đầu mềm thì tiến hành nêm nếm gia vị gồm: 1 muỗng cafe hạt nêm, 1 muỗng cafe đường, ½ muỗng cafe muối và xào thêm khoảng 2 phút nữa cho măng ngấm gia vị.
Bước 6: Xào thịt vịt
Cho vào nồi 2 muỗng canh dầu ăn rồi đun nóng, trút toàn bộ thịt vịt vào và đảo đến khi thịt vịt săn lại.
Mách nhỏ: Xào thịt vịt sẽ giúp cho vịt tươm mỡ săn lại và thấm đều gia vị hơn.
Bước 7: Nấu nước dùng
Thêm 2 lít nước vào nồi để xào thịt, khuấy đều.
Vặn lửa lớn đun đến khi nước sôi thì hạ lửa nhỏ và hầm trong khoảng 30 phút để thịt vịt chín mềm. Lúc này, các bạn cho nấm rơm, huyết, măng vào nấu đến khi nước dùng sôi lại thì nêm nếm lại cho vừa ăn thì tắt bếp.
Bước 8: Làm nước chấm
Bạn cho phần tỏi băm còn lại, ớt, 1 muỗng canh đường cùng với phần gừng còn lại vào cối giã nhuyễn. Sau đó, trút toàn bộ ra chén, cho 1 muỗng canh nước mắm và 1 muỗng cafe nước cốt chanh vào khuấy đều là xong.
Bước 9: Thành phẩm
Cho bún vào tô, xếp thịt vịt lên rồi chan nước dùng cùng với tiết vịt và măng vào. Thêm hành lá, rau mùi, ớt thái nhỏ lên trên. Khi thưởng thức bún măng vịt, bạn ăn kèm với rau sống và mắm gừng.
Chắc hẳn những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc bún măng vịt bao nhiêu calo. Đây là món ăn ngon mà các bạn có thể thưởng thức vào mỗi buổi sáng. Đừng quên kết hợp thêm các bài tập để quá trình giảm cân đạt hiệu quả cao nhất nhé!