Cá hồi được đánh giá là một trong những “thực phẩm vàng” cho sức khỏe của con người bởi cá hồi chứa nhiều dinh dưỡng nhưng cực kỳ lành tính. Chính bởi vậy mà nhiều chị em nội trợ luôn muốn bổ sung cá hồi vào thực đơn dinh dưỡng của cả nhà, đặc biệt thường sử dụng để chế biến thức ăn cho các bé, kể cả những bé đang trong độ tuổi ăn dặm. Chế Độ Ăn tin rằng nếu biết cá hồi kỵ với gì nhất? Trong thịt cá hồi có chất dinh dưỡng gì? kỵ với các loại rau gì?Ai không nên ăn cá hồi? thì bạn sẽ có thể chế biến được những món ăn thơm ngon và bổ dưỡng hơn từ loại thực phẩm “vàng” cho sức khỏe này.
Tuy nhiên, với một loại thực phẩm “hảo hạng” như vậy thì liệu có những kiêng kỵ riêng hay không? Từ lâu, vấn đề cá hồi kỵ với gì trở thành mối quan tâm, sự thắc mắc của nhiều người bởi không ai muốn lãng phí loại thực phẩm bổ dưỡng và đắt đỏ này (thậm chí là gây ngộ độc đáng tiếc) khi chế biến sai cách do sự thiếu hiểu biết cả. Vậy nên, ngay bây giờ, chúng ta hãy cùng khám phá thêm về cá hồi cũng những kiêng kỵ riêng của nó nhé.
Cá hồi có chất gì?
Cá hồi luôn đứng đầu danh sách những thực phẩm sạch, bổ dưỡng và cực kỳ “healthy” cho sức khỏe của con người. Theo phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng, cá hồi có hàm lượng dinh dưỡng cao, trong 100gram cá hồi có chứa đến 18.5 gram protein, 15.8 gram các chất béo lành mạnh, 3.1 gram tổ hợp các loại axit omega-3 như PA, DPA và DHA, cùng với đó là đầy đủ các loại vitamin thiết yếu cho cơ thể như vitamin A, vitamin B12, vitamin D, ngoài ra còn có hàm lượng selen, sắt, kali, magie dồi dào và các axit amin có lợi khác nữa.
Nhờ đó, việc bổ sung cá hồi vào thực đơn ăn uống sẽ mang lại cho bạn và gia đình mình nhiều giá trị lợi ích tuyệt vời, vượt trội hơn hẳn đại đa số các loại thực phẩm khác, cụ thể như sau:
- Rất tốt cho hệ tiêu hóa nhờ protein trong cá hồi tồn tại ở dạng rất dễ tiêu hóa và hấp thu.
- Omega-3 trong cá hồi giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện các chức năng hệ tim mạch và giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.
- Thành phầm DHA dồi dào trong cá hồi giúp bảo vệ hệ thần kinh, kích thích sự phát triển của não bộ và cải thiện trí nhớ tuyệt vời. Do đó mà cá hồi rất có lợi cho trẻ nhỏ.
- Ăn cá hồi có thể giúp bạn cải thiện các vấn đề về da và tóc, giúp da mịn màng, trắng sáng, tóc bóng mượt và giảm gãy rụng tối đa.
- Cá hồi còn có tác dụng giúp cơ bắp săn chắc hơn nhờ khả năng kích thích sự phát triển của cơ bắp trong cơ thể nữa đấy.
Cá hồi kỵ với các loại rau gì?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, cá hồi không kỵ với bất cứ loại rau nào cả, không những thế, loại thực phẩm này còn có thể kết hợp chế biến với đa dạng nhiều loại rau khác nhau. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi chế biến các món ăn từ cá hồi phù hợp với khẩu vị của gia đình mình nhé.
Cá hồi kỵ với các loại thực phẩm nào?
Mặc dù không kiêng kỵ với các loại rau nhưng cá hồi cũng có những kiêng kỵ riêng khác mà bạn nên biết. Theo đó, khi chế biến cá hồi chung với các loại thực phẩm thì bạn nên lưu tâm đến một số vấn đề sau đây để tránh làm lãng phí giá trị dinh dưỡng của loại thực phẩm vàng này.
- Không chế biến cá hồi chung với sữa sẽ tạo hệ quả khó tiêu, thậm chí nhiều người còn bị dị ứng nặng với sự kết hợp này nữa.
- Không kết hợp cá hồi với sữa chua bởi sự kết hợp này sẽ gây mất căn bằng sinh lực, khiến cho hệ tiêu hóa cùng các hoạt động của nó bị rối loạn, từ đó gây ra các triệu chứng khó chịu, thậm chí là phát sinh nhiều bệnh tật liên quan.
Những lưu ý khi chế biến và ăn cá hồi
Với nội dung trên đây, bạn đã biết cá hồi kỵ với gì nhấ trồi, nội dung dưới đây sẽ giúp bạn chế biến và sử dụng cá hồi tốt hơn nữa.
- Bạn nên hạn chế ăn cá hồi sống, chỉ nên ăn thi thoảng, không nên ăn thường xuyên hay ăn quá nhiều cùng lúc sẽ dễ bị tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
- Bạn chỉ nên ăn cá hồi sống thì đó là loại cá tươi ngon, sạch sẽ, chế biến đúng cách, đảm bảo không bị nhiễm khuẩn thôi nhé.
- Khi sơ chế cá hồi, bạn phải thực hiện theo đúng kỹ thuật, từ việc phi lê, gắp bỏ xương răm cho tới khử tanh hay làm sạch…
- Cá hồi mua về nếu chưa có nhu cầu sử dụng ngay thì bạn nên bảo quản trên ngăn đá tủ lạnh để giữ được tối đa 3 tháng. Tuyệt đối không để cá hồi lâu dưới ngăn mát và sử dụng cá hồi đã bị hỏng, đổi màu hay chảy nước… vì như thế sẽ rất dễ bị nhiễm độc tố đấy.
Ai không nên ăn cá hồi?
Những người thừa cân cũng nên hạn chế ăn cá hồi. Hàm lượng chất béo trong cá hồi có thể tăng lượng đường trong máu, gây bệnh tiểu đường, đặc biệt là bệnh tiểu đường tuýp 2.
Nếu có cơ địa dị ứng hải sản, bạn nên cân nhắc khi ăn cá hồi. Thực phẩm này cũng có khả năng gây dị ứng với những người có cơ địa nhạy cảm.
Cá hồi bao nhiêu calo?
Lượng calo trong cá hồi sẽ thay đổi tùy thuộc vào phần cá và cách chế biến.
100g cá hồi tươi chứa khoảng 206 calo.
100g lườn cá hồi chứa khoảng 200 calo.
100g vây cá hồi chứa khoảng 210 calo.
100g sashimi cá hồi chứa khoảng 198 calo.
1 đầu cá hồi chứa khoảng 460 calo.
Như vậy, cá hồi là một loại thực phẩm có hàm lượng calo tương đối thấp, phù hợp với những người đang muốn giảm cân hoặc duy trì cân nặng.
Lời kết
Vậy đấy, giờ thì bạn đã biết tất tần tật về cá hồi, giá trị dinh dưỡng của cá hồi cũng những điều kiêng kỵ của nó rồi. Cá hồi kỵ với gì giờ không còn là vấn đề nữa, điều quan trọng là bạn cần biết cách sơ chế, chế biến, kết hợp và sử dụng cá hồi thật chuẩn để tận dụng triệt để những giá trị tuyệt vời từ loại thực phẩm “hảo hạng” này. Chúc bạn thành công!