chedoan
  • Dinh dưỡng
  • Đẹp mỗi ngày
  • Món ngon
  • Góc ăn vặt
No Result
View All Result
chedoan
  • Dinh dưỡng
  • Đẹp mỗi ngày
  • Món ngon
  • Góc ăn vặt
No Result
View All Result
chedoan
No Result
View All Result

Lươn kỵ với rau củ gì? Những điều cần lưu ý khi ăn thịt lươn

Hải Yến by Hải Yến
11/04/2022
in Sức khoẻ - Dinh dưỡng
0

Lươn là loại thực phẩm được rất nhiều người yêu thích. Thịt lươn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau như: Cháo lươn, miến lươn, lươn kho, …  Thịt lươn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu chế biến không đúng cách thì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy lươn kỵ với rau củ gì? thịt lươn có tác dụng gì? Ai không nên ăn thịt lươn? Cùng Chế Độ Ăn tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé!

NỘI DUNG CHÍNH

  1. Thịt lươn có chất gì?
  2. Thịt lươn có tác dụng gì?
    1. Tăng cường sự phát triển của não
    2. Bảo vệ gan và mắt
    3. Ăn thịt lươn để tăng cường và hồi phục sức khỏe
    4. Bổ máu
    5. Làm đẹp da
  3. Lươn kỵ với rau củ gì?
    1. Cải bó xôi
    2. Quả sơn trà
    3. Quả nho
    4. Quả hồng
  4. Món ăn từ thịt lươn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
  5. Cần lưu ý gì khi chế biến và ăn lươn?
    1. 1. Chú ý khi chế biến và nấu lươn
    2. 2. Tuyệt đối không cho trẻ ăn lươn chết
  6. Ai không nên ăn thịt lươn?
  7. Bà bầu ăn lươn có tốt không?
  8. Lời kết

Thịt lươn có chất gì?

Thịt lươn được biết đến là một trong những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100 gam thịt lươn có thể chứa: 18,7 gam protein, 0,9 gam chất béo, 150 miligam Phospho, 39 miligam Canxi, 1,6 miligam Sắt, vitamin (A, D, B1, B2, B6 và PP), 0,05g cholesterol và 285 calo.

Thịt lươn có chất gì?
Thịt lươn có chất gì?

Thịt lươn có tác dụng gì?

Tăng cường sự phát triển của não

Thịt lươn có chứa một lượng nhỏ chất béo, nhưng hầu hết đều là axit béo không bão hòa. Các axit béo này có tác dụng thúc đẩy hiệu quả sự phát triển của não bộ. Và có tác dụng chữa trị hiệu quả chứng mất trí nhớ ở người già.

Bảo vệ gan và mắt

Thịt lươn có chứa rất nhiều vitamin A. Vitamin A là loại vitamin thiết yếu tan trong chất béo và đóng vai trò quan trọng làm giảm sự lão hóa – tăng cường chức năng gan. Vitamin A còn là chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ mắt hiệu quả.

Ăn thịt lươn để tăng cường và hồi phục sức khỏe

Thịt Lươn Đồng thường được ví như là một loại ‘’thuốc bổ’’. Là thực phẩm bồi bổ sau khi bị bệnh và sau sinh. Lươn là loại thực phẩm giàu protein, hỗ trợ cơ thể tự chữa lành bệnh và vết thương. Protein còn giúp duy trì phát triển xương khớp và các bộ phận khác trên cơ thể.

Thịt lươn có tác dụng gì?
Thịt lươn có tác dụng gì?

Bổ máu

Ăn thịt lươn còn giúp cơ thể bổ máu bởi trong thịt rất nhiều protein và các chất khoáng chất cần thiết. Hai chất này là nguyên liệu để cơ thể tổng hợp hemoglobin. Có tác dụng vận chuyển oxy cho cơ và máu.

Làm đẹp da

Hàm lượng vitamin A và C trong thịt lươn rất cao. Vitamin C hấp thu vào cơ thể đầy đủ sẽ giúp cho làn da của bạn trở nên trắng sáng, có sức sống, không bị khô hay xuất hiện các nếp nhăn. Vitamin A sẽ giúp loại bỏ tế bào chết trên da, tránh phát sinh mụn. Ngoài ra, nó còn giúp ngăn chặn tác hại của ánh nắng mặt trời, làm gián đoạn quá trình phá vỡ collagen.

Lươn kỵ với rau củ gì?

Tuy là loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể kết hợp lươn cùng với các loại thực phẩm khác. Nguyên nhân là do mỗi loại thực phẩm sẽ có các chất dinh dưỡng khác nhau, nếu bạn kết hợp không đúng sẽ phản tác dụng. Và với lươn cũng vậy, các bạn hãy ghi nhớ một số loại rau củ quả kỵ ăn với thịt lươn dưới đây nhé.

Cải bó xôi

Lươn kỵ với rau củ gì? Loại rau củ đầu tiên đó là rau cải bó xôi (hay còn được gọi là rau chân vịt). Ăn chung cùng với thịt lươn có thể gây ra tình trạng tiêu chảy. Axit oxalic có bên trong rau cải bó xôi khi kết hợp cùng với canxi trong thịt lươn tạo thành tinh thể canxi oxalat. Đây là chất có thể gây ngộ độc, khó tiêu, nóng rát hay ngứa ngay cho cơ thể.

Quả sơn trà

Táo gai (quả sơn trà) có chứa chất axit xitric. Khi ăn thịt lươn cùng với quả sơn trà, protein có trong thịt lươn và axit xitric trong quả sơn trà sẽ phản ứng với nhau tạo ra protein citrate. Chất này không dễ tiêu hoá nên chất đạm thu được từ thịt lươn sẽ mất đi giá trị dinh dưỡng. Điều đó không có lợi cho quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng. Chính vì vậy, bạn không nên kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau.

Lươn kỵ với rau củ gì?
Lươn kỵ với rau củ gì?

Quả nho

Lươn là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như protein và canxi. Nho có chứa nhiều tannin. Tanin khi kết hợp với canxi có trong thịt lươn sẽ tạo ra hợp chất gây ra tình trạng khó tiêu. Giảm giá trị dinh dưỡng ban đầu của thịt lươn. Do đó, thịt lươn kỵ với quả nhỏ.

Quả hồng

Trong quả hồng có chứa citrate, nếu các bạn ăn thịt lươn cùng với quả hồng thì chất đạm trong thịt lươn sẽ phản ứng với chất này. Khi phản ứng sẽ tạo ra hợp chất protein citrate, rất khó tiêu hóa. Từ đó, chất đạm trong thịt lươn cũng sẽ mất đi giá trị dinh dưỡng.

Món ăn từ thịt lươn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

  • Thịt lươn có thể chữa được bệnh thiếu máu, gầy còm, mệt mỏi

Sử dụng 10 gram thịt lươn thái nhỏ, nước gừng, lấy vừa đủ gạo để nấu cháo lươn. Sau đó nấu cháo lươn và thưởng thức.

  • Thịt lươn có thể chữa viêm gan mạn tính

Bạn lấy 2-3 con lươn đã được làm thịt và rửa lại thật sạch, cắt bỏ ruột, lấy 60 gram tầm gửi cây dâu – tang ký sinh, 30 gram rễ lau, cùng với nước vừa đủ. Mang hỗn hợp này đi nấu chín và thưởng thức ngay khi còn nóng. Món ăn này có tác dụng tốt đối với bệnh viêm gan mạn tính.

  • Thịt lươn có thể chữa suy nhược thần kinh

Sử dụng 250 gram thịt lươn, 30 gram hoài sơn, 30 gram bách hợp và một lượng nước vừa đủ. Sau đó, bạn mang hỗn hợp này đi hấp cách thuỷ và ăn trong ngày. Sử dụng món ăn này trong vòng 5-7 ngày giúp chữa bệnh suy nhược thần kinh.

  • Thịt lươn có thể chữa chứng ra mồ hôi tay hoặc chân

Lấy 1 con lươn đã được làm sạch sẽ, sau đó luộc và gỡ lấy hết phần thịt. Kết hợp cùng với 20 gram ý dĩ nhân, 30 gram gạo nếp. Sau đó, trộn hỗn hợp rồi nấu thành cháo lươn và nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn. Món cháo này được sử dụng trong khoảng 5-7 ngày như một liệu trình điều trị bệnh ra mồ hôi tay, chân.

Cần lưu ý gì khi chế biến và ăn lươn?

1. Chú ý khi chế biến và nấu lươn

Lươn thường sống dưới ao bùn, nước đục, đục … Do sống trong môi trường bẩn thỉu, nên chúng là động vật ăn tạp. Chính vì vậy, hệ tiêu hóa và bản thân thịt lươn có thể bị nhiễm rất nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng. Do vậy, các bạn cần làm sạch lươn trước khi chế biến các món ăn. Đồng thời, bạn nên nấu nhừ, chín thịt. Việc ăn sống lươn có thể khiến bạn bị nhiễm sán.

2. Tuyệt đối không cho trẻ ăn lươn chết

Thịt lươn có chứa rất nhiều chất đạm, đặc biệt là axit amin histidine – một loại axit amin “cần thiết” đối với trẻ em. Thông thường histidine là chất có lợi đối với cơ thể, nhưng khi lươn chết, axit này sẽ trở thành histamine, là loại độc tố có thể gây phản ứng với hệ  miễn dịch, gây dị ứng.

Cần lưu ý gì khi chế biến và ăn lươn
Cần lưu ý gì khi chế biến và ăn lươn

Ai không nên ăn thịt lươn?

Những người đang bị bệnh gút không nên ăn lươn. Bệnh gút là một trong những loại bệnh gây rối loạn chuyển hóa đạm dẫn đến tăng acid uric trong máu. Lươn là thực phẩm giàu chất đạm. Vì vậy, những người bị bệnh gút không nên ăn quá nhiều thịt lươn để tránh tình trạng bệnh trở nặng.

Bà bầu ăn lươn có tốt không?

Theo khuyến cáo của các bác sĩ Đông y, phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ không nên ăn thịt lươn. Tuy nhiên, các nghiên cứu y học hiện đại lại chứng minh rằng, thịt lươn cũng là một thực phẩm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu nếu được chế biến đúng cách và khoa học.

Một số công dụng tuyệt vời của thịt lươn đối với bà bầu có thể kể đến như:

  • Giúp bà bầu tăng cường sinh lực
  • Cung cấp chất đạm cho cơ thể mẹ và bé
  • Cung cấp các loại vitamin cần thiết như: vitamin A, B12…
  • Cải thiện cơ bắp và kiểm soát cân nặng

Lời kết

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc lươn kỵ với rau củ gì? Có thể thấy lươn không thích hợp để chúng ta chế biến với những loại thực phẩm như rau cải bó xôi, quả sơn trà, quả nho, quả hồng. Ngoài ra, các bạn cũng cần lưu ý chế biến lươn kỹ càng để tránh nhiễm sán nhé!

4.8/5 - (5 votes)
Share234Tweet146Pin54Share41

CÙNG CHỦ ĐỀ

củ dền đỏ kỵ với gì 1

Củ dền đỏ kỵ với gì? Ai không nên ăn củ dền đỏ?

29/08/2022
Hoa thiên lý kỵ gì? Hoa thiên lý có chất gì? Ai không nên ăn?

Hoa thiên lý kỵ gì? Hoa thiên lý có chất gì? Ai không nên ăn?

01/08/2022
trứng gà kỵ gì 1

Trứng gà kỵ gì? Trứng gà có chất gì? Ai không nên ăn trứng gà?

11/07/2022
cải bó xôi kỵ gì 1

Cải bó xôi kỵ gì? Cải bó xôi có chất gì? Ai không nên ăn cải bó xôi?

11/07/2022
trứng ngỗng kỵ gì 1

Trứng ngỗng kỵ gì? Trứng ngỗng có chất gì? Ai không nên ăn?

11/07/2022
Tỏi kỵ gì 1

Tỏi kỵ gì nhất? Tỏi có chất dinh dưỡng gì? Ai không nên ăn tỏi?

11/07/2022

MỚI CẬP NHẬT

Cách làm cà tím xào chay kiểu Trung Quốc 3

Cách làm cà tím xào chay ngon đơn giản thanh tịnh hấp dẫn

by chedoan
28/09/2022
0

cách làm cà tím xào trứng 1

2 Cách làm cà tím xào trứng ngon đổi món cho bữa cơm

by chedoan
27/09/2022
0

Cách làm cà tím chiên trứng 4

Cách làm cà tím chiên trứng ngon siêu hấp dẫn ít người biết

by chedoan
27/09/2022
0

cách làm cà tím kho mắm

Cách làm cà tím kho mắm ngon hấp dẫn cả người khó tính nhất

by chedoan
27/09/2022
0

Cách làm cà tím bung 2

Cách làm cà tím bung ngon đậm đà hấp dẫn sang xịn mịn

by chedoan
27/09/2022
0

Cách làm cà tím kho nấm 2

Cách làm cà tím kho nấm ngon thanh đạm đậm đà ăn cơm

by chedoan
27/09/2022
0

  • Giới thiệu về Chế Độ Ăn
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ

Copyright © 2021 by Chế Độ Ăn

No Result
View All Result
  • Dinh dưỡng
  • Đẹp mỗi ngày
  • Món ngon
  • Góc ăn vặt

Copyright © 2021 by Chế Độ Ăn