Vốn là một trong số những loại cá được ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong đời sống ẩm thực hằng ngày, cá trắm đã và đang góp mặt trong thực đơn dinh dưỡng của hầu hết các gia đình Việt. Với hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, cá trắm có thể được dùng để chế biến ra rất nhiều những món ăn ngon và cung cấp nhiều giá trị lợi ích cho sức khỏe của người sử dụng. Cá trắm kỵ gì nhất? Có chất dinh dưỡng gì? Những ai không nên ăn cá trắm? là nỗi băn khoăn của nhiều chị em bởi ai cũng nghĩ rằng đây là một loại cá cực kỳ ngon, bổ dưỡng và lành tính cho sức khỏe.
Mặc dù là một loại cá tốt cho sức khỏe và cực kỳ lành tính nhưng với thực phẩm nào cũng vậy, cũng đều có nhưng kiêng kỵ riêng. Bởi thế mà chị em nội trợ đang rất lo lắng không biết cá trắm kỵ gì và liệu cách chế biến từ trước đến nay có phạm đến điều kiêng kỵ ấy hay không? Để đi tìm câu trả lời và “trấn an” tâm lý của chị em, chúng ta hãy cùng khám phá thêm nội dung chi tiết sau đây.
Cá trắm là loại cá gì?
Cá trắm là một loại cá nước ngọt thuộc chi Ctenopharygodon của họ Cá Chép. Loài cá này theo lý thuyết khoa học có thể sống tới 20 năm ở độ sâu lý tưởng từ 0 – 30m trong các ao hồ, sông suối, thậm chí là ao nuôi nhân tạo. Kích thước của mỗi con cá có thể phát triển chiều dài lên đến 1.5m và nặng đến 45kg.
Cá trắm hiện nay được phân loại thành cá trắm cỏ và cá trắm đen là hai loại cá trắm quen thuộc nhất hiện nay thường được các chị em nội trợ sử dụng để chế biến ra những món ăn ngon trong gia đình. Trong đó:
- Cá trắm đen thường có màu đen phủ đều khắp cơ thể, còn cá trắm cỏ sẽ có màu vàng nhạt pha lẫn màu trắng.
- Cá trắm đen thông thường có trọng lượng trung bình từ 3 – 5kg, còn cá trắm có sẽ nhỏ hơn với trọng lượng trung bình từ 1 – 3kg.
- Cá trắm đen có phần lưng màu đen sậm, toàn thân màu đen nhưng bụng cá sễ có màu hơi trắng sữa. Khi mổ thịt, thịt cá trắm đen săn chắc với nhưng đoạn xương dăm to và ít hơn so với cá trắm cỏ.
- Cá trắm cỏ có thân hình trụ, thon dài, bụng cá tròn to và thót dần lại ở gần đuôi. Lưng cá trắm có có màu thẫm, toàn thân màu vàng nhạt, bụng màu trắng to. Miệng cá rất rộng và có dạng hình cung.
Cá trắm có chất dinh dưỡng gì?
Về giá trị dinh dưỡng trong 100g ăn được có:
- 91kcal,
- 17g protein,
- 2,6g lipid,
- 57mg canxi,
- 145mg phospho,
- 0,1mg sắt.
Cá là thức ăn dễ tiêu hóa, mỡ cá là một loại axít béo không no có tác dụng chống não hóa với người lớn tuổi và phát triển trí não với trẻ em.
Cá là thức ăn bổ dưỡng, vì vậy nhiều phụ nữ khi mang thai thường ăn cháo cá để cung cấp các chất dinh dưỡng thiếu yếu cho thai nhi phát triển.
Cá trắm kỵ gì nhất?
Như đã nói ở trên, cá trắm là loại cá rất ngon và lành tính, bổ dưỡng và an toàn cho sức khỏe. Vậy nên khi tìm hiểu về những thực phẩm kiêng kỵ với cá trắm thì bạn rất khó có thể tìm thấy câu trả lời cho mình. Tuy nhiên, theo phân tích chuyên sâu của các nhà khoa học và các chuyên gia dinh dưỡng thì cá trắm rất kỵ với tỏi.
Mặc dù tỏi là một thực phẩm giúp làm tăng thêm hương vị thơm ngon cho món ăn và cũng có tác dụng mang đến vận may, xua tan khí độc và hỗ trợ điều trị rất nhiều các thể bệnh thường gặp trong cuộc sống nhưng trên thực tế, bạn không nên kết hợp cá trắm với tỏi trong bất cứ món ăn nào nếu như không muốn “rước bệnh vào người” nhé.
Theo các chuyên gia, cá trắm là loại thực phẩm có vị ngọt, tính bình; trong khi đó tỏi lại có tính nóng nên nếu kết hợp với nhau sẽ gây nên hiện tượng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu và dễ sinh ra giun sán… Do đó, khi chế biến các món ăn từ cá trắm, để khử đi mùi tanh của cá, bạn chỉ nên ướp cá cùng với gừng, thì là thôi chứ không nên ướp chung với tỏi đâu đấy.
Ai không nên ăn thịt cá trắm?
Bệnh gout không ăn cá trắm
Cá, tôm, cua, sò, hến, tôm, chứa hàm lượng purine cao, do đó, bệnh nhân gout nên hạn chế ăn những thực phẩm này để ngăn bệnh nặng hơn.
Bệnh nhân bị xơ gan, rối loạn chức năng gan
Nên hạn chế ăn cá mòi, cá trích, cá ngừ, cá chép, cá bơn… Ngoài ra, trong các cách chế biến cá, món cá chiên thường không tốt cho sức khỏe, đấy là chưa kể khi chiên cá hàm lượng protein cũng giảm bớt, chưa kể, nếu cá bị cháy sẽ sản sinh các chất dễ gây ung thư. Với những bệnh nhân mắc bệnh huyết áp, có khối u và cả trẻ em… hạn chế ăn cá muối.
Người bị dị ứng hải sản
Có nhiều người gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân là do cá chứa nhiều protein, cơ thể người có phản ứng dị ứng với loại protein này. Nếu bạn từng bị dị ứng với hải sản thì nên hạn chế ăn cá trắm vì chúng có thể khiến bạn bị dị ứng thêm.
Người bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn cá trắm
Rối loạn tiêu hóa khiến bạn cảm thấy khó chịu với các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón… Nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường ngày của người bệnh.
Nếu đang bị rối loạn tiêu hóa mà ăn cá sẽ khiến bệnh không những không thuyên giảm mà còn khiến tình trạng này nặng hơn do cá chứa nhiều đạm.
Tốt hơn hết, người bị rối loạn tiêu hóa nên uống nhiều nước, ưu tiên ăn các loại thịt trắng và hạn chế ăn cá.
Bệnh nhân vô sinh
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người đàn ông bị suy giảm khả năng sinh sản một phần nguyên nhân do lượng thủy ngân tích trong cơ thể cao hơn. Có nhiều loại cá chứa lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá thu to, cá ngừ… Khi thủy ngân xâm nhập vào cơ thể, kết hợp với các tế bào hồng cầu trong máu sẽ cản trở chức năng của các tế bào sinh sản.
Cá trắm nấu món gì ngon?
Giờ thì bạn đã biết cá trắm kỵ gì rồi, chắc hẳn ai cũng sẽ tự tin hơn khi vào bếp chế biến các món ăn từ loại cá này. Tuy nhiên, các món ăn có thơm ngon và làm mê mẩn người dùng hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào tài nghệ nấu nướng của bạn nữa.
Như đã nói, cá trắm có thể được sử dụng để chế biến nhiều món ăn ngon như cá trắm kho, cá trắm chiên giòn, cá trắm chiên xù, cá trắm nướng, cá trắm hấp, cá trắm om dưa, cá trắm nấu canh chua… Đặc biệt là trong nhưng ngày thời tiết mát mẻ hay trong tiết trời se lạnh của mùa đông mà cả nhà được quây quần bên nhau thưởng thức cơm nóng ăn kèm một nồi cá trắm kho thơm ngon, hấp dẫn và dậy hương thơm phức, nồng nàn thì không gì có thể tuyệt vời hơn. Hay trong những ngày hè nắng nóng oi ả thì chỉ cần một nồi canh chua cá trắm hay canh chua nấu đầu cá trắm béo ngậy thì bạn và gia đình sẽ cảm thấy vô cùng thanh mát và đưa cơm.
Cá trắm bao nhiêu calo?
Hiện nay, có 2 loại là cá trắm đen và cá trắm trắng ( hay trắm cỏ). 2 loại cá này đều rất thơm ngon và có hàm lượng dinh dưỡng cao. Trước khi đi tìm hiểu ăn cá trắng có béo không, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu 100g cá trắm có chứa bao nhiêu calo nhé.
100g cá trắm đen bao nhiêu calo?
Theo nghiên cứu của Bộ nông nghiệp Việt Nam thì cá trắm bao nhiêu calo, đáp án chính là calo trong cá trắm đen chứa khoảng 94 kcal / 100g. Bên cạnh đó cá trắm có hàm lượng dinh dưỡng như sau: 17g protein, 2,6g lipit, 57mg canxi, 145mg phốt pho, 0,1mg sắt.
100g cá trắm trắng bao nhiêu calo?
Hàm lượng calo trong cá trắm trắng cũng không chênh lệch nhiều với cá trắm đi. Trung bình 100g cá trắm trắng chứa khoảng 97 kcal.
100g cá trắm rán bao nhiêu calo?
Khi bạn tìm hiểu về 100g cá trắm chứa bao nhiêu calo thì bạn đừng bỏ qua calo của cá trắm rán. Bởi vì calo của nó khá cao, vào khoảng 213 kcal / 100g.
100g cá trắm kho bao nhiêu calo?
Món cá trắm kho là món ăn không thể thiếu trong những bữa ăn của người Việt. Tuy nhiên lượng calo trong món ăn này cũng không quá cao, vào khoảng 165 kcal / 100g.
Ăn cá trắm có béo không?
Với hàm lượng calo như thế thì ăn cá trắm có mập không? Bạn có thể thấy rằng, calo trong cá trắm không quá cao. Đây là một con số khá lí tưởng cho những ai đang có nhu cầu ăn kiêng giảm cân.
Bên cạnh đó, cá trắm là thức ăn dễ tiêu hóa, chứa một lượng lớn axit béo Omega 3. Loại axit béo này giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, hỗ trợ ngăn chặn sự hình thành chất béo, làm giảm nguy cơ béo phì. Đồng thời lại rất tốt cho tim mạch.
Ngoài ra, trong cá trắm chứa hàm lượng protein rất dồi dào nhưng lại có rất ít cholesterol. Protein này có nhiều axit amin giúp xây dựng, tăng cường cơ bắp và giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Lời kết
Hy vọng rằng những kiến thức trên đây đã giúp bạn giải tỏa được nỗi băn khoăn của mình về việc cá trắm kỵ gì, từ đó có cách tẩm ướp gia vị và chế biến chuẩn chỉnh hơn. Cá trắm rất lành tính, chỉ kỵ với tỏi nên bạn có thể thoải mái trong việc biến tấu loại thực phẩm này, chỉ cần không ướp cá với tỏi là được nhé. Chúc bạn và gia đình có những bữa cơm ngon miệng cùng cá trắm!