Chân gà luôn là món ăn vặt để vừa nhâm nhi, vừa tán dóc cùng bạn bè hay gia đình trong những buổi sum họp đông đầy. Hãy để Chế Độ Ăn chỉ cho bạn cách làm chân gà ngâm giấm giòn giòn, chua chua ngọt ngọt cùng với mùi thơm đặc trưng của sả để chiêu đãi người thân vào những buổi cuối tuần hay dịp lễ nhé!
Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ làm chân gà ngâm giấm
- Chân gà: 10 chân
- Sả: 2 cây
- Ớt: 2 quả
- Tắc: 10 quả
- Gừng: 1 củ
- Lá chanh: số lượng tùy thích
- Giấm trắng: 100ml
- Nước mắm: 100ml
- Nước lọc: 500ml
- Đường: 300g
- Gia vị (bột nêm, muối, bột ngọt, tiêu)
Dụng cụ: hộp hoặc lọ để đựng, nồi, dao, thớt,….
Mẹo chọn chân gà tươi ngon, nhiều thịt
- Vẻ ngoài: mập mạp, không xuất hiện máu tụ, cục u, dập nát hay bị trầy xước vì có thể đây là chân của gà bệnh hoặc là do chân gà được bảo quản lâu.
- Sự co dãn ở khớp chân: linh hoạt, 4 ngón cong hướng vào bên trong, khi tác động lực mạnh thì mới xòe ra.
- Màu sắc: Không xuất hiện màu sắc lạ như các đốm đỏ, vết xanh tím hoặc ngả màu vàng. Chân gà tươi có màu hồng tự nhiên, phần xương bên trong còn rỉ máu đỏ
- Dùng tay ấn vào chân gà: không bị nhớt hay ẩm ướt, lòng bàn chân đàn hồi tốt, da săn chắc. Nếu chân gà bị bảo quản lâu hay bị bệnh, khi sờ có cảm giác như bị bơm nước hoặc bơm khí vào, lớp da chảy tuột.
Các bước làm chân gà ngâm giấm thơm ngon, chuẩn vị
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Rửa sạch sả, gừng, tỏi, ớt, lá chanh, tắc và để ráo.
- Sả: Phần lá xanh cắt khúc, đập dập. Phần đầu trắng cắt lát. Gừng, tỏi: cắt lát. Ớt cắt khoanh, nếu bạn ăn ít cay thì bỏ phần hột đi nhé!
- Lá chanh cắt sợi. Tắc cắt đôi hoặc cắt lát.
Bước 2: Sơ chế chân gà
- Đầu tiên bạn cần bỏ hết lớp màng bám ở chân và móng. Dùng dao chặt bỏ toàn bộ phần móng và rửa qua bằng nước sạch.
- Pha một tô nước muối loãng hoặc rượu trắng để rửa sạch nhớt khỏi chân gà và xả lại bằng nước sạch thêm 1 lần nữa là được.
Bước 3: Luộc chân gà
- Bắt một lượng nước vừa đủ cùng một ít gừng và xả để khử mùi hôi, cho một xíu muối và chuẩn bị sẵn một to nước đá.
- Nước hơi nóng thì thả chân gà vào luộc chín xong vớt ra tô nước đá để giữ được độ giòn.
Bước 4: Nấu nước giấm ngâm chân gà
- Đun 500ml nước, 100ml giấm trắng, 100ml nước mắm, 300g đường đã chuẩn bị cùng nửa muỗng muối. Khuấy đều cho đến khi hỗn hợp tan hoàn toàn. Khi nước giấm vừa sôi tới thì tắt bếp.
- Lần lượt cho ớt, sả và tắc vào. Nên cho tắc vào sau cùng khi nước giấm không quá sôi, chỉ hơi ấm để không bị đắng.
Bước 5: Ngâm chân gà với giấm
- Chuẩn bị lọ hoặc hộp, rửa sạch rồi để ráo. Xếp chân gà vào, đổ hỗn hợp nước giấm đã nấu. Đậy kín và cất trong tủ lạnh.
- Sau 2 ngày thì có thể ăn được. Chân gà sau khi mở nắp thì nên ăn trong 5 ngày trở lại, nếu chưa mở nắp thì bảo quản trong 10 ngày.
Mẹo thực hiện thành công và cách bảo quản chân gà giòn, ngon lâu
- Nên rửa kỹ chân gà, càng kỹ thì chân gà càng sạch, bảo quản càng lâu.
- Khi lấy chân gà, nêu dùng đũa, muỗng, nĩa,… sạch. Nếu không chân gà sẽ dễ bị nổi váng, mau chua và nhanh hỏng.
- Nên rửa kỹ và để ráo lọ hoặc hộp đựng chân gà. Ưu tiên sử dụng lọ hoặc hộp bằng thủy tinh. Vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa đảm bảo chất lượng chân gà.
- Khi ngâm chân gà, đảm bảo tất cả các nguyên liệu đều ngập trong nước giấm. Nên dùng đồ cố định, tránh để chân gà hoặc các nguyên liệu khác nổi lên trên bề mặt.
Xem thêm:
- Nước chấm chân gà rút xương ngâm sả tắc ngon nhất
- Cách làm khô gà lá chanh bằng chảo chuẩn vị, thơm ngon đơn giản nhất
- Thịt gà kỵ gì? [Thịt gà kỵ với rau gì?] [Ai nên kiêng thịt gà?]
Trên là một số thông tin cũng như là cách làm món ăn chân gà ngâm giấm. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm làm đồ ăn, đa dạng hóa thực đơn mỗi ngày và nâng tầm chất lượng cuộc sống.
Hãy luôn theo dõi và cập nhật những bài viết mới nhất đến từ Chế Độ Ăn để biết thêm nhiều kiến thức về dinh dưỡng, sức khỏe và biết thêm nhiều công thức của những món ăn hay ho, mới lạ nhưng không kém phần bổ dưỡng nhé!