Hoa thiên lý là một loài hoa thường gặp trong cuộc sống, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Loài hoa này tuy không quá sặc sỡ, rực rỡ sắc màu nhưng lại mang một vẻ đẹp giản dị vô cùng hấp dẫn, hơn nữa lại có một nét đặc biệt nằm ở hương thơm thoang thoảng rất mát mẻ và dễ chịu mà không một loài hoa nào khác có được. Bởi vậy nên rất nhiều gia đình có ngõ vào nhà đều trồng lấy một giàn thiên lý vừa để làm mát, vừa lấy hương lại vừa dùng để làm rau. Bạn có biết hoa thiên lý kỵ gì hay không? Loài hoa thơm ngon cực lành tính này cùng có những kiêng kỵ nhất định mà bạn nên biết đấy.
Rau thiên lý từ lâu đã gắn bó với cuộc sống của người dân Việt bởi sự thanh mát, ngọt thơm rất đặc biệt và có sức cuốn hút vị giác kỳ lạ. Trong những ngày hè nóng nực, oi ả mà có một bát canh thiên lý nấu thịt, cua đồng hay thịt bò… thì tuyệt vời biết mấy!
Hoa thiên lý mặc dù lành tính như vậy nhưng vẫn có những kiêng kỵ riêng mà bất cứ ai cũng nên tìm hiểu về việc hoa thiên lý kỵ gì để biết cách sử dụng hiệu quả nhất. Hãy tận dụng kiến thức của mình để biến hoa thiên lý trở thành một món rau không chỉ thơm ngọt tuyệt vời mà còn mang đến nhiều giá trị lợi ích cho sức khỏe nữa nhé. Giờ thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay thôi nào!
Đôi nét về cây thiên lý
Thiên lý là loại cây dây leo, thân thảo dài từ 1 – 10m, không có tua cuốn, màu lục ánh vàng rất đẹp mắt. Lá thiên lý có hình trái tim, lông trải đều trên gân lá, rộng 3 – 10 cm. Còn hoa thiên lý thường có màu vàng nhạt pha lẫn màu xanh, mọc thành chùm, mỗi bông hoa có 5 cánh, cuống dài 0,5 – 1,5cm, thường ra hoa từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm.
Trên thực tế, cả hoa và lá thiên lý đều ăn được nhưng người Việt thường thích ăn hoa thiên lý hơn nên chúng được sử dụng như một loại rau phổ biến, đặc trưng bởi vị hơi hăng nhưng ngọt dịu và đặc biệt dậy lên hương thơm mát khiến cho mỗi món ăn được chế biến đều có hương thơm hấp dẫn.
Hoa thiên lý có chất gì?
Chất dinh dưỡng trong hoa thiên lý Theo Đông y, hoa thiên lý có vị ngọt, tính bình, giải nhiệt, có tác dụng an thần, làm ngủ ngon giấc, giảm tiểu đêm, đỡ mệt mỏi, đau lưng, có tính chống viêm…
Còn theo nghiên cứu y học hiện đại, thành phần dinh dưỡng có trong cây thiên lý bao gồm: chất xơ 3%, chất đạm 2,8%, và gồm chất bột đường, các vitamin như C, B1, B2, PP và tiền vitamin A (caroten), cùng các khoáng chất cần cho cơ thể như calcium, phospho, sắt, đặc biệt là kẽm (Zn) có hàm lượng khá cao.
Tác dụng của hoa thiên lý đối với sức khỏe
Trước khi tìm hiểu hoa thiên lý kỵ gì thì chúng ta nên tìm hiểu thêm về tác dụng của loại rau dân dã này. Trong Đông y, hoa thiên lý có tính bình, vị ngọt, có tác dụng giải nhiệt, an thần, kháng viêm, giúp giảm tiểu đêm, ngủ ngon giấc hơn, giảm hẳn các triệu chwunsg đau lưng, mệt mỏi…
Còn trong y học hiện đại, các chuyên gia dinh dưỡng cũng đã phân tích được nhiều thành phần dưỡng chất tuyệt vời có trong hoa thiên lý, bao gồm 3% chất xơ, 2,8% chất đạm, nhiều loại vitamin như vitamin B1, B2, PP, vitamin C hay carotene là một chất tiền vitamin A và nhiều loại khoáng chất thiết yếu như phốt pho, canxi, sắt và đặc biệt là chứa hàm lượng kẽm rất cao…
Nhờ những dưỡng chất tuyệt vời như vậy mà hoa thiên lý mang đến nhiều công dụng sức khỏe như:
- Giảm đau mỏi cơ thể, đau nhức xương khớp;
- Hỗ trợ giảm cân hiệu quả;
- Chữa trị trĩ ngoại và sa dạ con;
- Chưa cần biết hoa thiên lý kỵ gì nhưng loại rau này có tác dụng sát trùng, kháng viêm, ngăn ngừa lở loét và kích thích quá trình mọc da non nhanh chóng sau khi bị thương ngoài da;
- Tăng cường sức đề kháng;
- Thanh nhiệt, giải độc, an thần;
- Chống rôm sảy ở trẻ em do có tính làm mát cơ thể;
- Ngoài ra còn có tác dụng chữa tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu ra máu…
Hoa thiên lý kỵ gì nhất?
Như đã nói, hoa thiên lý là loại rau có tính bình nên khá lành tính mà có nhiều công dụng sức khỏe. Do đó, dù hoa thiên lý kỵ gì đi chăng nữa thì yếu tố “kỵ” cũng sẽ không nhiều và không quá rõ nét.
Cụ thể, hoa thiên lý khi nấu cùng với các loại thực phẩm có nhiều sắt như gan, thịt heo, nội tạng, hay các loại động vật có vỏ như nghêu, sò, ốc, hến… sẽ làm giảm đi nhiều dưỡng chất của hoa và giảm tác dụng của hoa thiên lý đối với sức khỏe con người.
Ngoài ra, một lưu ý nữa khi sử dụng hoa thiên lý mà bạn chỉ nên nấu chín tới, không nên nấu quá kỹ sẽ làm mất đi nhiều dưỡng chất quý giá của loại rau đặc biệt này.
Vậy đấy, giờ thì bạn đã biết hoa thiên lý là một loại rau có thể được dùng để chế biến ra rất nhiều các món ăn ngon, bổ dưỡng. Vì tính chất lành tính nên loại rau này hầu như không phản ứng, dị ứng hay bất cứ tác hại nào cho sức khỏe, kể cả khi kết hợp với các loại thực phẩm không phù hợp nhất.
Ai không nên ăn hoa thiên lý?
Hoa thiên lý được đánh giá là loại thực phẩm lành tính phù hợp với mọi đối tượng, cả trẻ nhỏ, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai và sau sinh, người sau phẫu thuật đều có thể sử dụng được. Tuy nhiên không phải vì hoa thiên lý lành tính mà bạn lạm dụng và ăn quá nhiều.
Theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng bạn chỉ nên ăn 2-3 bữa một tuần là đủ, không nên ăn quá nhiều sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng. Khi lựa chọn bạn nên mua hoa thiên lý mới hái, sơ chế đúng cách để loại bỏ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Kết luận
Câu trả lời cho câu hỏi hoa thiên lý kỵ gì đã rất rõ ràng rồi. Hy vọng bạn có thể thường xuyên tận dụng loại hoa này để chế biến và bổ sung thêm nhiều dưỡng chất tuyệt vời cho sức khỏe của gia đình mình. Đặc biệt hoa thiên lý rất tốt cho trẻ em biếng ăn, trẻ em chậm lớn, người cao tuổi ăn kém, ngủ kém, mắt yếu, đau lưng, tiểu đêm, phì đại tiền liệt tuyến…. đấy nhé.