Thịt vịt là một loại thực phẩm ngon, phổ biến nhất hiện nay nhưng không phải ai cũng nên ăn và cũng có những kiêng kỵ nhất định. Cùng Chế Độ Ăn tìm hiểu xem thịt vịt kỵ gì nhất? hay thịt vịt kỵ với rau gì? Những ai không nên ăn thịt vịt để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe nhé.
Thịt vịt có chất dinh dưỡng gì?
Như tất cả chúng ta đều biết, thịt vịt là một nguồn thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống. Loại thực phẩm này mặc dù có chứa hàm lượng chất béo khá cao nhưng hầu hết đều là chất béo lành mạnh như chất béo không bão hòa đơn, axit béo omega-3, omega-6…, cùng với đó là rất nhiều các dưỡng chất đa dạng khác tốt cho sức khỏe của con người.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng thì trong khoảng 85gram thịt vịt có chứa 119 kcal, 2gram chất béo, 89 mg muối, 23.5gram protein… Lượng đạm có trong thịt vịt cao hơn nhiều so với các loại thực phẩm khác như thịt lợn, thịt bò, cá, trứng, sữa…
Thịt vịt cung cấp một lượng không nhỏ nhiều vi chất dinh dưỡng như selen, sắt, vitamin C, vitamin B, đặc biệt là vitamin B12 (cần thiết cho chức năng thần kinh, hình thành tế bào hồng cầu, tổng hợp DNA) và niacin, một dưỡng chất đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất béo, protein và chuyển đổi carbohydrate thành glucose.
Thịt vịt kỵ với những thứ gì?
Vì thịt vịt có nhiều giá trị dinh dưỡng nên các chuyên gia khuyến cáo bạn nên bổ sung các món vịt vào thực đơn ăn uống của gia đình mình hàng tuần, mỗi tuần ít nhất một lần để cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết.
Thịt vịt kỵ gì nhất? Khi ăn thịt vịt, bạn nên lưu ý đến một số loại thực phẩm kỵ không nên kết hợp cùng bởi chúng “xung khắc” với nhau. Nếu cố tình kết hợp sẽ sinh ra các “độc tố” gây hại cho cơ thể. Cụ thể: Trong Đông y, thịt vịt có vị ngọt, tính hàn, hơi mặn, dùng để dưỡng vị, tư âm nên không được kết hợp ăn cùng với các loại thực phẩm có đặc tính trái ngược, đặc biệt là các món ăn, thực phẩm, hoa quả có tính nóng.
Bạn không nên kết hợp ăn thịt vịt với các loại thực phẩm như sau
Các loại quả có tính nóng như mận, mít, xoài, chôm chôm… vì sự kết hợp này sẽ gây ra một số triệu chứng như khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng.
Trứng gà có tính hàn, nếu kết hợp với thịt vịt sẽ làm tổn hại đến sức khỏe, nguyên khí trong cơ thể và làm suy giảm khả năng hô hấp.
Thịt ba ba có chứa rất nhiều dưỡng chất kỵ với các dưỡng chất có trong thịt vịt, từ đó làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể, đồng thời gây nên hiện tượng tiêu chảy, phù nề.
Thịt rùa và thịt ba ba khá giống nhau về thành phần dưỡng chất. Thịt rùa và thịt vịt đều có nhiều dưỡng chất tốt với tính giải nhiệt, rất mát và bổ nhưng nếu ăn cũng nhau sẽ khiến cơ thể bị dư chất, dẫn đến tiêu chảy, phù nề, cơ thể bạn rơi vào tình trạng âm thịnh dương suy.
Các loại tỏi mặc dù rất thơm ngon và tăng sự hấp dẫn cho món ăn nhưng nếu chế biến các món ăn từ vịt thì bạn nên hạn chế sử dụng tỏi. Vì tỏi có tính nóng mà thịt vịt lại có tính hàn nên sẽ khiến cho hệ tiêu hóa bị rối loạn gây nên hiện tượng sình bụng, chướng hơi rất khó chịu.
Những ai không nên ăn thịt vịt?
Bên cạnh vấn đề thịt vịt kỵ gì nhất thì bạn còn cần phải quan tâm đến cả những trường hợp nên và không nên ăn thịt vịt nữa. Mặc dù thịt vịt có chứa nhiều dưỡng chất và cũng là một trong những loại thực phẩm thơm ngon được nhiều người yêu thích nhưng trên thực tế thì không phải ai cũng có thể ăn được thịt vịt. Nếu bạn thuộc một trong số những nhóm đối tượng sau đây thì không nên ăn thịt vịt nhé.
- Người mới phẫu thuật xong nếu ăn thịt vịt có tính hàn, vị tanh sẽ gây nên hiện tượng sưng tấy, mưng mủ khiến cho vết mổ khó lành hơn.
- Người bị ho nhiều nếu ăn thịt vịt tanh sẽ rất lâu khỏi bởi thực phẩm này có khả năng kích ứng và khiến cho các cơn ho trở nên nặng hơn.
- Người có hệ tuần hoàn kém trải qua một thời gian sẽ khiến cho các cơ quan khác như thận, hệ tiêu hóa, hệ thống đề kháng, miễn dịch… bị suy yếu. Nếu ăn thịt vịt có tính hàn thì càng khiến cho cơ thể dễ bị nhiễm lạnh hơn.
- Người có thể trạng hàn nếu ăn thêm các loại thực phẩm có tính hàn như thịt vịt thì sẽ dễ bị lạnh bụng dẫn đến hiện tượng tiêu chảy, chán ăn, đau bụng và các vấn đề khác về hệ tiêu hóa nữa.
- Người bị mỡ máu và mắc các chứng bệnh tim mạch nếu ăn nhiều thịt vịt có nhiều mỡ và chất béo thì sẽ rất bất lợi.
- Người bị bệnh gout khi ăn thịt vịt có hàm lượng purin cao sẽ khiến cho axit uric trong cơ thể tăng thêm, dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Lời kết
Bài viết cung cấp thông tin thịt vịt kỵ gì nhất [thịt vịt kỵ với rau gi] ai không nên ăn thịt vịt rồi nhé. Hy vọng những kiến thức cơ bản trên đây sẽ giúp bạn biết cách kết hợp và bổ sung thịt vịt vào thực đơn ăn uống hàng tuần của cả nhà, làm sao để vừa bổ dưỡng lại vừa tốt cho sức khỏe, không để lại những ảnh hưởng tiêu cực không mong muốn khác.