Bánh chưng là một trong những loại bánh truyền thống của người Việt được sử dụng phổ biến trong cuộc sống, đặc biệt là các ngày giỗ chạp, lễ Tết hay ngày rằm, ngày mùng một… Bánh chưng được làm từ 4 nhóm thực phẩm chính là gạo nếp (nhóm chất bột đường), đỗ xanh và thịt lợn (nhóm đạm và chất béo), tiêu, hành củ (nhóm vitamin và khoáng chất) nhưng theo phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng thì các thành phần dưỡng chất trong bánh chưng không được cân đối. Bánh chưng bao nhiêu calo là câu hỏi thắc mắc của nhiều người bởi hầu như ai ăn nhiều bánh chưng cũng bị tăng cân nhanh chóng đấy nhé.
Mặc dù rất nhiều người thích ăn bánh chưng nhưng lại không dám ăn nhiều bởi trên thực tế, nếu bạn thường xuyên ăn bánh chưng thì sẽ bị lên cân nhanh chóng chỉ sau một thời gian ngắn. Chỉ trong vài ngày Tết cổ truyền, nhiều người có thể tăng đến vài cân chỉ vì ăn bánh trưng. Điều đó cho thấy hàm lượng calo của loại bánh này chắc hẳn rất cao phải không nào? Giờ thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về bánh chưng cũng như hàm lượng dinh dưỡng của nó, thử xem bánh chưng bao nhiêu calo nhé.
Dưỡng chất trong bánh chưng
Theo phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng, các nhóm chất dinh dưỡng trong bánh chưng có tỷ lệ không cân đối. Cụ thể, mỗi một miếng bánh chưng có trọng lượng trung bình 100gram sẽ cung cấp cho cơ thể bạn 4.3gram chất dạm, 4.2gram chất béo, 0.6gram chất xơ, 31.6gram chất bột đường, 1.4gram kẽm, 26gram canxi, 0.94gram sắt…
Bánh chưng bao nhiêu calo?
Cũng theo phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100gram bánh chưng có chứa 181 Kcal, và một chiếc bánh chưng thông thường với trọng lượng 1kg sẽ cung cấp cho cơ thể bạn khoảng 1.810 Kcal, tương đương với khoảng 10 bát cơm trắng mà bạn vẫn ăn hằng ngày, 36 chiếc bánh giày nhân đậu xanh nhỏ hay 5 bát phở.
Mỗi một chiếc bánh chưng thường được cắt ra thành 8 phần, mỗi người một bữa ăn sẽ ăn một miếng bánh chưng được cắt ra như thế, tức là ăn khoảng 1/8 miếng bánh chưng, tương đương với việc dung nạp vào cơ thể mình 226 Kcal.
Nếu tính chi tiết, một chiếc bánh chưng thường được làm từ 200gram gạo nếp, 100gram thịt lợn, 50gram đậu xanh, mà 1gram tinh bột cung cấp 4 calo, 1gram chất béo cung cấp 9 calo và 1gram đậu xanh cung cấp khoảng 4 calo. Dựa trên những số liệu đó thì bạn hoàn toàn có thể tính toán chính xác được hàm lượng calo của mỗi chiếc bánh chưng.
Có nên ăn nhiều bánh chưng hay không?
Theo phân tích ở trên, ai cũng có thể thấy rằng bánh chưng chứa rất nhiều calo. Hàm lượng calo trong một chiếc bánh chưng cao gấp nhiều lần so với việc ăn cơm trắng bình thường. Do đó, nếu ăn quá nhiều thì cơ thể bạn sẽ phải hấp thụ một lượng tinh bột, chất béo rất lớn, không chỉ dư thừa năng lượng gây tăng cân nhanh chóng mà còn gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu ngay sau khi ăn nữa.
Ngoài ra, ăn bánh chưng, dù ít hay nhiều cũng sẽ khiến cho bạn cảm thấy no rất lâu và mất cảm giác thèm ăn ở các bữa ăn sau. Việc bỏ bữa, lười ăn sẽ ảnh hưởng không tốt đến dạ dày của bạn. Hơn nữa, cơ thể của bạn cũng sẽ không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất khác cần thiết cho sự hoạt động, phát triển bình thường.
Ăn bánh chưng cần làm gì mới tiêu hết calo?
Giờ thì bạn đã biết bánh chưng bao nhiêu calo rồi. Với mức calo mà cơ thể hấp thụ được sau khi ăn bánh chưng thì theo các huấn luyện viên giàu kinh nghiệm, bạn cần phải chạy bộ, đạp xe 30 phút không nghỉ hay bơi lội 20 phút… thì mới có thể tiêu thụ hết lượng calo của 1/8 chiếc bánh chưng mình ăn vào.
Nếu bạn tập gym thì mỗi một buổi tập thông thường cũng chỉ đốt cháy được 350 Kcal. Do đó, nếu bạn ăn bánh chưng và muốn đánh bay lượng calo của nó trong một ngày để không bị dư thừa năng lượng thì bạn cần phải tập gym tập chăm chỉ thêm một buổi nữa.
Vậy đấy, chắc hẳn rất nhiều người đang cảm thấy ái ngại về việc ăn bánh chưng. Liệu rằng sở thích ăn bánh chưng có “đáng” để bạn “hy sinh” với rất nhiều những việc cần làm sau khi ăn hay không? Đó là vấn đề được đặt lên hàng đầu.
Nên ăn bánh chưng như thế nào?
- Bạn chỉ nên ăn một miếng nhỏ nếu cảm thấy yêu thích món bánh cổ truyền này.
- Khi “lỡ” ăn bánh chưng nhiều, bạn cần luyện tập thể dục thể thao ngay sau đó để đốt cháy calo, tránh bị dư thừa năng lượng kéo dài khiến cơ thể tăng cân mất kiểm soát.
- Bánh chưng làm từ gạo nếp, ăn vào sẽ rất khó tiêu nên bạn cần ăn kèm với hành muối, dưa góp hoặc ăn bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ.
- Những người bị tiểu đường, béo phì, cao huyết áp, mỡ máu cao… thì nên hạn chế sử dụng bánh chưng, kể cả ngày Tết.
Lời kết
Giờ thì bạn còn thắc mắc về vấn đề bánh chưng bao nhiêu calo nữa không? Chắc chắn những kiến thức chi tiết trên đây sẽ giúp bạn định hướng cho mình những vấn đề quan trọng trong việc sử dụng bánh chưng hằng ngày hay trong các dịp lễ Tết đấy nhé.