Bánh cốm bao nhiêu calo? Ăn bánh cốm có béo tăng cân không? 2 câu hỏi này là vấn đề quan tâm của nhiều người bởi đây là một loại bánh truyền thống thường được ăn thường xuyên trong cuộc sống.
Nhắc đến Hà Nội, người ta không chỉ nhắc đến các món ăn đặc sản như bún chả, phở bò hay bánh dày… mà còn là món bánh cốm dân dã, bình dị với hương vị mộc mạc, gần gũi. Bánh cốm thơm và dẻo được làm từ những nguyên liệu quen thuộc trong cuộc sống luôn có một sự hấp dẫn lạ kỳ đối với người Việt và bạn bè tứ phương.
Nhưng liệu bạn đã biết bánh cốm bao nhiêu calo và ăn bánh cốm có dễ béo không hay chưa? Chúng ta hãy cùng Chế Độ Ăn tìm hiểu về loại bánh truyền thống này để biết cách cân đối chế độ ăn uống của mình nhé, đặc biệt là đối với các tín đồ của bánh cốm Hà Nội.
->> Tham khảo: Bánh chuối bao nhiêu calo? Ăn bánh chuối rán dầu mỡ có béo không?
Bánh cốm là bánh gì?
Dọc dải đất hình chữ S của Việt Nam, mỗi vùng miền đều có những nét đặc trưng và các loại đặc sản riêng tạo dấu ấn của địa phương nơi đó và mang lại sự phong phú trong văn hóa và ẩm thực của người Việt. Nếu như Yên Bái được biết đến với món chè Shan Tuyết Suối Giáng, Hải Dương có bánh đậu xanh, Huế có kẹo mè xửng, Thanh Hóa có nem chua, Cà Mau có cua… thì bánh cốm chính là món bánh đặc sản của nức tiếng của người Hà Nội, đặc biệt nhất là bánh cốm Hàng Than với lịch sử từ rất lâu đời.
Bánh cốm vuông vắn, dẻo mềm với màu xanh mướt hấp dẫn, ăn vào ngọt mịn dịu nhẹ, thơm nức hương mứt sen trần và dừa nạo… tất cả tạo nên một thức hương vị đặc biệt ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người. Bánh cốm đặc biệt được sử dụng nhiều trong các dịp lễ Tết, cưới hỏi, giỗ chạp… tuy không đắt đỏ nhưng lại mang đậm nét truyền thống với ý nghĩa sâu sắc. Ai đến với Hà Nội cũng đều sẽ mua bánh cốm về làm quà cho bạn bè, người thân của mình.
Bánh cốm bao nhiêu calo?
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần phải xác đính các thành phần nguyên liệu được sử dụng để làm ra bánh cốm. Loại bánh này được làm từ những nguyên liệu rất đơn giản, bình dị, không quá cầu kỳ, chủ yếu là bột nếp, đường và đậu xanh. Nhưng chính những nguyên liệu này lại khiến cho hàm lượng calo của bánh cốm thuộc vào hàng “không phải dạng vừa”. Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng tại Viện dinh dưỡng Quốc gia thì 100gram bánh cốm (với khoảng 2 – 3 chiếc bánh cốm như đang được bán trên thị trường) sẽ cung cấp đến 560 Kcal, tức mỗi chiếc bánh cốm sẽ chứa 190 Kcal, một mức calo khá cao so với nhu cầu năng lượng hằng ngày của cơ thể con người.
Ngoài ra, ở một số nơi, để tăng thêm hương vị cho bánh và mang đến cho người ăn những trải nghiệm mới thì người làm bánh đã có sự biến tấu, thay thế bột nếp bằng bột gạo lứt. Khi đó, hàm lượng calo của bánh cốm cũng sẽ thay đổi ít nhiều. Do đó, để biết chính xác calo của loại bánh cốm mà bạn ăn thì bạn cần phải đọc kỹ thành phần nguyên liệu của nó nhé.
Ăn bánh cốm nhiều có béo không?
Như đã nói ở trên, hàm lượng calo của bánh cốm thuộc vào hàng cao so với các loại thực phẩm khác bởi nó được làm từ bột nếp, đường, đậu xanh đều là những nguyên liệu có khả năng cung cấp nhiều calo.
Trên thực tế, mỗi người cần khoảng 2000 Kcal mỗi ngày, tức 667 Kcal cho mỗi bữa ăn, trong khi một chiếc bánh cốm chỉ cung cấp khoảng 190 Kcal nên nhiều người cho rằng việc ăn 1 – 2 bánh cốm cũng không có ảnh hưởng gì đến hàm lượng calo và cân nặng của cơ thể. Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng khi bạn biết cách cân đối với các loại thực phẩm khác. Bởi nếu ăn bánh cốm nhưng bạn không giảm đi khẩu phần ăn bình thường thì nguy cơ tăng cân do dư thừa năng lượng là rất cao.
Ngoài ra, bánh cốm chứa rất nhiều tinh bột từ gạo nếp và đường, đó đều là những dưỡng chất có ảnh hưởng xấu tới cân nặng và vóc dáng cơ thể nếu dung nạp quá nhiều. Chính bởi vậy, bạn không nên ăn bánh cốm thường xuyên hay ăn quá nhiều, ăn một cách lạm dụng sẽ khiến cơ thể tăng cân, béo phì nhanh chóng đấy nhé.
Hơn thế nữa, bên cạnh việc tìm hiểu bánh cốm bao nhiêu calo thì chắc hẳn bạn cũng biết được rằng bánh cốm gần như không chứa protein, chất xơ, vitamin, chất khoáng hay các dưỡng chất khác cần thiết cho cơ thể nên việc ăn bánh cốm quá nhiều, ăn bánh cốm thay cho các bữa ăn, các loại thực phẩm khác sẽ khiến cơ thể bạn bị thiếu chất, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý khác.
Thực tế bánh cốm để được bao lâu?
Theo kinh nghiệm, các loại bánh cốm gia truyền đều là bánh cốm tươi không chứa chất bảo quản nên thường sẽ chỉ để được 4 – 5 ngày tùy vào điều kiện bảo quản. Thời gian và cách bảo quản đều được ghi rõ trên hộp bánh nên bạn hãy lưu ý để có thể giữ được nguyên vẹn hương vị tuyệt vời của những chiếc bánh cốm truyền thống. Tuyệt đối không nên ăn bánh cốm đã quá hạn bởi sự biến đổi chất có thể khiến bạn bị các triệu chứng như nôn nao, đi ngoài, tiêu chảy đấy.
Lời kết
Giờ thì bạn đã biết bánh cốm bao nhiêu calo, ăn bánh cốm có béo mập tăng cân không rồi chứ? Hy vọng các tín đồ bánh cốm sẽ có cách thưởng thức món bánh này một cách khoa học và an toàn hơn cho sức khỏe của mình mà vẫn có thể cảm nhận được hương vị của bánh nhé.