Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đã từng nhiều lần ăn bánh cuốn. Món ăn sáng thơm ngon, nóng hổi này có đủ khả năng đốn ngả cả những người sành ăn nhất. Từng lớp bánh cuốn mỏng, mềm và thơm nức hương gạo pha lẫn mùi vị của các loại nhân và đồ ăn kèm sẽ khiến cho người ăn lâng lâng với những trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời. Nếu bạn chưa từng cảm nhận được điều đó thì hãy một lần tìm đến những cửa hàng bánh cuốn nổi tiếng để tận hưởng trọn vẹn hương vị của món ăn này. Bánh cuốn là loại bánh quen thuộc trong cuộc sống. Thử tìm hiểu bánh cuốn bao nhiêu calo? Ăn bánh cuốn có béo tăng cân không? Bà bầu có nên ăn bánh cuốn không? để biết bạn nên ăn bao nhiêu, ăn như thế nào qua bài viết này của Chế Độ Ăn nhé.
Mặc dù ăn bánh cuốn rất ngon và nhiều người cực yêu thích nhưng một số người lại không dám ăn nhiều vì ngại vấn đề cân nặng khi bánh cuốn làm từ bột gạo kết hợp nhiều loại thực phẩm giàu calo khác. Giờ thì hãy cùng tìm hiểu xem bánh cuốn bao nhiêu calo nhé.
Bánh cuốn là gì?
Bánh cuốn là một trong những món ăn rất đặc trưng của ẩm thực Việt Nam. Vỏ bánh cuốn được tráng rất mỏng, dẻo dai và cực mềm. Nhân bánh được làm từ nhiều loại khác nhau. Khi tráng bánh cuốn, người làm sẽ căng một lớp vải mỏng quanh miệng của một cái nồi hấp rồi dùng muôi múc bột đổ lên trên bề mặt vải, sau đó xoa đều để tạo thành một lớp bột thật mỏng. Xong xuôi thì đậy nắp nồi hấp lại đợi cho bánh chín. Khi bánh chín, người làm tiến hành cho phần nhân đã được xào chín vào giữa và dần dần cuộn tròn bánh cuốn lại.
Bánh cuốn sau khi làm sẽ được cắt ra thành những đoạn ngắn cho dễ ăn và ăn kèm với chả quế, chả lụa, nem chua, thịt nướng, dưa chuột, giá đỗ, rau sống…, đồng thời chấm vào bát nước mắm chua ngọt cực hấp dẫn vị giác.
Bánh cuốn được làm từ gì?
Bánh cuốn là một món ăn bình dân nhưng rất ngon miệng và được ưa chuộng. Vỏ bánh cuốn được làm hoàn toàn từ bột gạo pha chút bột năng (một số nơi có thể cho thêm tinh bột ngô và tinh bột khoai tây) theo tỷ lệ 250gram bột gạo tẻ sẽ kết hợp với 45gram bột năng, 45gram tinh bột khoai tây hoặc 50gram tinh bột ngô. Nếu bạn không có tinh bột khoai tây và tinh bột ngô thì có thể thay thế bằng cách thêm 45gram bột gạo tẻ nữa. Ngoài ra còn có thêm một nhúm muối nhỏ và 1 lít nước.
Ngoài phần vỏ trên, bánh cuốn còn phải sử dụng thêm các loại nhân như thịt, tôm tươi, mộc nhĩ, trứng gà.
Với rất nhiều thành phần như trên, có thể nói bánh cuốn rất giàu dưỡng chất và có khả năng cung cấp cho bạn nguồn năng lượng phong phú để khởi đầu một ngày mới đấy nhé.
Bánh cuốn bao nhiêu calo?
Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết chúng ta cần tìm hiểu về các loại bánh cuốn khác nhau. Mặc dù bánh cuốn nào cũng làm từ bột gạo nhưng mỗi vùng miền, mỗi khu vực, mỗi gia đình lại có cách làm, cách kết hợp nguyên liệu khác nhau. Và chính điều đó sẽ ảnh hưởng đến hàm lượng calo trong một đĩa bánh cuốn.
Hiện nay có rất nhiều loại bánh cuốn khác nhau như bánh cuốn chay, bánh cuốn thịt mộc nhĩ, bánh cuốn nhân tôm, bánh cuốn nhân trứng, bánh cuốn ruốc thịt hành khô, bánh cuốn chả quế, bánh cuốn thịt nướng, bánh cuốn chả mực, bánh cuốn chả giò….
Theo phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng calo trong một đĩa bánh cuốn tương ứng với các loại bánh cuốn phổ biến như sau:
- 100gram bánh cuốn chay có 168 calo;
- 100gram bánh cuốn nhân thịt mộc nhĩ có 213 calo;
- 100gram bánh cuốn trứng có 300 calo;
- 100gram bánh cuốn nhân tôm có 250 calo;
- 100gram bánh cuốn ruốc thịt hành khô có 210 calo;
- 100gram bánh cuốn chả quế có 345 calo;
- 100gram bánh cuốn chả giò có 310 calo;
- 100gram bánh cuốn thịt lợn nướng có 385 calo;
- 100gram bánh cuốn chả mực có 370 calo;
- 100gram bánh cuốn chan nước dùng có 369 calo.
Ăn bánh cuốn có tăng cân không?
Bạn đã biết bánh cuốn bao nhiêu calo, hơn nữa là bánh cuốn làm từ bột gạo, mà ăn nhiều tinh bột từ gạo sẽ rất nhiều calo và đường, ăn nhiều sẽ khiến cơ thể dư thừa năng lượng và tích tụ dưới dạng mỡ thừa. Do đó, nhiều người ái ngại việc ăn bánh cuốn có thể bị tăng cân.
Trên thực tế, hàm lượng calo trong một đĩa bánh cuốn không quá nhiều so với nhu cầu năng lượng của cơ thể trong một ngày. Bởi vậy, nếu bạn ăn một đĩa bánh cuốn vào mỗi buổi sáng không những không ảnh hưởng gì đến cân nặng mà còn giúp bổ sung dưỡng chất và mang lại nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể nữa đấy.
Tuy nhiên, nếu bạn đang trong quá trình ép cân, ăn kiêng, đặc biệt là với những người áp dụng chế độ cắt tinh bột hoàn toàn thì bạn không nên ăn bánh cuốn đâu nhé.
Bà bầu có nên ăn bánh cuốn không?
Như đã nói đến ở trên, bánh cuốn chứa nhiều dưỡng chất đa dạng nên có thể nói là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cả mẹ và bé trong quá trình phụ nữ mang thai. Do đó, bà bầu hoàn toàn có thể ăn bánh cuốn đề bồi bổ và làm đa dạng thực đơn ăn uống của mình, trừ khi bạn dị ứng với một thành phần nào đó có trong bánh cuốn.
Tuy nhiên, bà bầu khi ăn bánh cuốn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Bà bầu không nên ăn bánh cuốn buổi tối có thể bị khó tiêu và ảnh hưởng giấc ngủ vì món ăn này chứa nhiều tinh bột, ít chất xơ;
- Bà bầu nên ăn bánh cuốn kèm chả quế, trứng, chả lụa, thịt nướng, tôm, chả mực… để đa dạng hóa dưỡng chất cho cơ thể và thai nhi trong bụng;
- Bà bầu nên ăn sáng bằng bánh cuốn cách bữa trưa 4 – 5 tiếng để tinh bột của món ăn này không làm ảnh hưởng đến sự ngon miệng của mẹ vào bữa trưa.
Lời kết
Giờ thì bạn đã rất rõ bánh cuốn bao nhiêu calo? Ăn bánh cuốn có béo tăng cân không? Bà bầu có nên ăn bánh cuốn không? hơn nữa còn nắm được hàm lượng calo của rất nhiều loại bánh cuốn khác nhau. Nhờ đó, bạn có thể cân đối nguồn năng lượng trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mình để đảm bảo vừa có thể ăn bánh cuốn theo sở thích, vừa không lo ngại đến vấn đề cân nặng hay sức khỏe. Chúc bạn thành công nhé!