Cá chạch là một trong những loại cá ngon và bổ dưỡng được nhiều gia đình lựa chọn trong những bữa cơm hằng ngày. Đặc biệt cá chạch còn thường được dùng để nấu cháo, chế biến các món ăn dặm cho bé bởi nó có nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Từ loại cá này, bạn có thể chế biến ra rất nhiều những món ăn ngon, chẳng hạn như cá chạch kho nghệ, cháo cá chạch, cá chạch kho tộ, cá chạch chiên giòn… Hương vị thơm ngon, ngậy béo và vị ngọt đặc trưng của cá chạch luôn khiến cho bất kỳ ai phải mê mẩn. Bạn có biết Cá chạch kỵ gì nhất? Có chất dinh dưỡng gì? Ai không nên ăn cá chạch không? Nếu biết, bạn sẽ có những cách chế biến phù hợp để có những món ăn ngon và an toàn chiêu đãi cả nhà đấy.
Việc tìm hiểu cá chạch kỵ gì không chỉ giúp bạn có kiến thức về loại cá này mà còn giúp hạn chế tối đa tình trạng ngộ độc, từ đó mang lại cho gia đình mình những bữa ăn ngon miệng, bổ dưỡng, an toàn hơn. Giờ thì chúng ta hãy cùng khám phá nhé!
Cá chạch là cá gì?
Cá chạch là loại cá có thân hình dài khoảng 1 gang tay, mình tròn, đầu ngọn và có rất nhiều tuyến nhờn trên khắp cơ thể nên da cá rất mịn và có chất nhầy giống lươn.
Trên thực tế có 3 loại các chạch chính là cá chạch cơm, cá chạch lấu và cá chạch đuôi chình.
Loại cá này tuy không quá đắt nhưng đối với người dân Nam Bộ thì nó được xem như một thức “sơn hào hải vị” ai ăn cũng vô cùng thỏa mãn.
Cá chạch có chất dinh dưỡng gì?
Cá chạch có nhiều giá trị dưỡng, đặc biệt giàu đạm, chất béo có lợi, các loại axit amin thiết yếu cho cơ thể và nhiều dưỡng chất khác nữa.
Theo phân tích, trong 100gram thịt cá chạch có chứa đến 16,9 g protit, 3,2 g gluxi, 2 g lipit, 169 mg can xi, 3,2 mg sắt, 327 mg photpho, các vitamin B1, B2, PP, E… Nhờ đó, cá chạch có công dụng dưỡng huyết, tăng cường sinh lực, chống lão hóa, tiêu độc, kháng viêm, kháng khuẩn… rất tốt.
Loại cá này tốt cho sức khỏe của tất cả mọi người nhưng đặc biệt tốt và cần thiết cho những người cao tuổi.
Những ai không nên ăn cá chạch?
Như đã nói đến ở trên, cá chạch rất tốt cho sức khỏe và phù hợp với hầu hết mọi đối tượng từ người già cho tới trẻ nhỏ. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia sức khỏe thì nếu bạn đang có bệnh nền và đang phải sử dụng thuốc hà thủ ô đỏ để điều trị bệnh của mình thì không nên ăn cá chạch.
Tại sao cá chạch lại kỵ với hà thủ ô đỏ? Hà thủ ô đỏ là một vị thuốc bổ có tác dụng ích huyết, điều trị suy nhược thần kinh, giúp khỏe gân cốt, làm đen râu tóc… nhưng khi kết hợp với các dưỡng chất có trong cá chạch thì tác dụng của hà thủ ô đỏ sẽ bị suy giảm đáng kể. Trên thực tế, những người đang sử dụng thuốc hà thủ ô không chỉ nên kiêng ăn cá chạch mà còn cần phải kiêng tất cả các loại cá không vảy khác nữa.
Cá chạch kỵ gì nhất?
Nếu bạn vẫn đang thắc mắc cá chạch kỵ gì thì gan trâu bò chính là một câu trả lời. Theo nghiên cứu thì các dưỡng chất trong cá chạch khi kết hợp với các chất có trong gan trâu, gan bò sẽ sản sinh ra những chất có khả năng gây bệnh phong vô cùng nguy hiểm.
Ngoài ra, cá chạch còn kỵ nấu chung với giấm, mơ khô nữa bởi sự kết hợp giữa chúng sẽ dễ sinh ra các chất độc tố có khả năng gây ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng. Tình trạng ngộ độc có thể nhẹ cũng có thể nặng, tùy thuộc vào lượng ăn cũng như thể trạng của bạn. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên kiêng tuyệt đối để tránh “rước họa vào thân”, không đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả nhà nhé.
Lưu ý khi ăn cá chạch để đảm bảo sức khỏe
Chỉ ăn những con cá chạch còn tươi sống, không ăn cá chạch đã chết, đặc biệt là cá chạch ươn. Vì khi đó, các axit amin histidine vốn rất tốt cho cơ thể, đặc biệt tốt cho trẻ em sẽ biến đổi thành chất histamine là một loại độc tố gây nên tình trạng dị ứng miễn dịch rất có hại.
Khi chế biến các món ăn từ cá chạch, bạn lưu ý phải đun nấu thật kỹ để giết chết hoàn toàn các loại ký sinh trùng có khả năng “kháng nhiệt” vốn có khá nhiều trong thịt chạch, lươn.
Nếu ăn cá chạch chưa được chế biến chín kỹ thì bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm ấu trùng Gnathostoma Spingerum.
Kết luận
Đúc kết lại, cá chạch là một loại cá ngon và bổ dưỡng rất cần được bổ sung vào thực đơn ăn uống để đa dạng hóa các món ăn, các hương vị và tăng cường bổ sung dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo những giá trị của cá chạch được phát huy một cách tối đa, bạn cần phải biết cá chạch kỵ gì, cá chạch kỵ ai và các chế biến cá chạch an toàn nhất. Hy vọng rằng bạn đã tìm thấy trọn vẹn câu trả lời của mình trong nội dung kiến thức trên đây. Chúc bạn thành công trong việc mang đến cho gia đình mình những món ăn tuyệt vời từ cá chạch nhé!