Như tất cả chúng ta đều biết, cua là một trong những loại thực phẩm đứng đầu trong danh sách những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của con người. Một bát canh chua mồng tơi rau đay trong những ngày hè nóng nực không chỉ thơm ngon, thanh mát dễ ăn mà còn cung cấp cho bạn rất nhiều canxi cùng những dưỡng chất tuyệt vời khác nữa. Cua là một thực phẩm được sử dụng phổ biến trong cuộc sống. Cùng khám phá cua kỵ gì nhất? Cua có chất gì? Ăn cua có tốt không? Ai không nên ăn cua? để có thể ăn cua ngon, bổ và an toàn nhất nhé.
Với hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là các khoáng chất có lợi, cua giúp bồi bổ, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ ung thư, đau tim, cải thiện trí nhớ và các triệu chứng lo âu, trầm cảm… Ngoài ra, ăn cua còn giúp phục hồi thể trạng bị suy nhược, phục hồi sức khỏe sau khi ốm dậy và rất tốt cho những trẻ biếng ăn nữa bởi loại thực phẩm có chứa hàm lượng protein cao.
Bên cạnh canh cua thì người ta vẫn thường kết hợp chế biến cua với nhiều loại thực phẩm đa dạng khác nhau để thay đổi khẩu vị, mang đến cho gia đình những món ăn lạ miệng, thơm ngon và có nhiều giá trị lợi ích hơn. Tuy nhiên, cua dù lành tính nhưng không phải loại thực phẩm nào cũng nên kết hợp. Việc khám phá xem cua kỵ gì sẽ giúp bạn có những lựa chọn phù hợp, an toàn hơn khi chế biến các món ăn từ cua đấy nhé.
Cua có chất gì?
Cua đồng: Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g cua đồng bỏ mai và yếm có 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid, cung cấp được 89g calo. Lượng vitamin và muối khoáng, đặc biệt là canxi trong cua đồng rất cao: trong 100g cua có tới 5.040mg canxi, 430mg photpho, 4,7mg sắt, các loại vitamin B1, B2, PP…\
Cua biển: Đây là thực phẩm được nhiều người ưa thích, nhất là các tín đồ mê hải sản. Cua biển ngon, giàu dinh dưỡng: protein, lipid, Ca, P, Fe, vitamin B1, B2, PP, Mg và axit béo omega 3. Nó có giá trị cao cả trong thực phẩm và y học.
Theo Đông y, thịt cua biển có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, tác dụng bổ khí dưỡng huyết, ích xương tủy, thông kinh lạc… dùng rất tốt với người hư nhược, trẻ em còi, người lớn gầy khó lên cân, gân xương yếu, sinh lý yếu, các chứng đau tê liên quan khí huyết, huyết ứ.
Cua kỵ gì nhất?
Các loại hoa quả giàu vitamin C
Các loại trái cây giàu vitamin C như ổi, cam, lê, hồng, kiwi… cùng thường chứa một lượng axit tannic lớn. Loại axit này khi kết hợp với các dưỡng chất trong cua sẽ hình thành kết tủa và ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa trong cơ thể, có khả năng gây ngộ độc rất cao.
Các loại thức ăn lạnh và nước đá
Vừa ăn cua vừa ăn các loại thức ăn lạnh như dưa bở, dưa lê, đặc biệt là uống nước đá sẽ làm giảm nhiệt độ trong dạ dày bởi chúng đều là những thực phẩm có tính hàn. Do đó, việc ăn cua kèm với đồ ăn lạnh sẽ khiến bạn dễ bị tiêu chảy đấy nhé.
Cần tây
Cua rất tốt, cần tây cũng nhiều giá trị nhưng nếu ăn cua chung với cần tây sẽ có khả năng làm giảm quá trình hấp thu protein của cơ thể, từ đó tác động không tốt đến quá trình trao đổ chất trong cơ thể.
Cá chạch
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì cua và cá cạch là hai loại thực phẩm có chức năng tương phản, nếu ăn cùng nhau sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là có khả năng bị trúng độc.
Khoai tây, khoai lang
Mặc dù cua hay khoai tây, khoai lang đều là những thực phẩm giàu dinh dưỡng và cực tốt cho sức khỏe của con người nhưng nếu kết hợp chúng với nhau sẽ dẫn đến “tác dụng ngược”, đặc biệt là có khả năng gây nên việc kết sỏi và khiến bạn bị bệnh sỏi thận.
Mật ong
Sử dụng mật ong trước hoặc sau khi ăn cua sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, nhẹ thì dẫn đến tiêu chảy, nặng thì có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Nước trà
Các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên dùng nước trà trong quá trình chế biến cua, càng không nên uống nước trà trước hoặc sau khi ăn cua khoảng 1 tiếng đồng hồ. Bởi nước trà khi vào cơ thể sẽ làm đông đặc lại một số thành phần có trong cua, từ đó gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất. Thậm chí là bạn còn có thể bị đau bụng và tiêu chảy nữa đấy.
Cua hợp với các loại thực phẩm nào?
Bên cạnh cua kỵ gì thì bạn cũng nên khám phá một số loại thực phẩm đại hợp với cua để ưu tiên hơn trong quá trình chế biến loại thực phẩm này. Cụ thể như sau:
- Cua rất hợp với tỏi bởi sự kết hợp này sẽ hỗ trợ dưỡng tích khí trong cơ thể và thanh lọc, giải độc hiệu quả.
- Trứng gà cũng rất thích hợp để ăn và chế biến cùng cua. Trong trứng gà chứa nhiều protein, kết hợp cùng cua sẽ tạo nên một món ăn vô cùng bổ dưỡng, giúp cung cấp năng lượng và khiến cho cơ thể bạn khỏe mạnh hơn.
- Bí đao: Một món ăn kết hợp cua và bí đạo sẽ cung cấp cho cơ thể bạn rất nhiều dưỡng chất, đặc biệt là các loại vitamin.
Ai không nên ăn cua?
Nếu bạn có cơ thể yếu, hay bị trúng gió, nhiễm lạnh, đặc biệt là cảm cúm, ho hen… thì nên hạn chế ăn cua.
Tuyệt đối không ăn cua nếu bạn bị dị ứng. Việc cố tình ăn sẽ có thể khiến bạn nhập viện cấp cứu do bị sốc phản vệ.
Người bị hen, gout hay thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy do hệ tiêu hóa kém cũng không nên ăn cua quá nhiều.
Bạn không nên sử dụng cua chết bởi trong cua chết có chứa thành phần hóa học histidine có khả năng gây nôn mửa, đau bụng, ngộ độc nghiêm trọng.
Khi chế biến các món ăn từ cua, bạn cần phải nấu chín kỹ bởi trong thịt cua chứa khá nhiều ký sinh trùng gây bệnh có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Canh cua sau khi chế biến không nên hâm đi hâm lại nhiều lần sẽ khiến cho canh bị mất chất, thậm chí là thịt cua bị biến chất và gây độc cho người ăn.
Lời kết
Hy vọng những kiến thức hữu ích trên đây đã cho bạn câu trả lời rõ ràng nhất về vấn đề cua kỵ gì. Không những thế còn cung cấp cho bạn những loại thực phẩm nên kết hợp với cua cùng những điều lưu ý trong quá trình chế biến và thưởng thức các món ăn từ cua nữa. Chúc bạn luôn “sáng suốt” để mang đến cho gia đình mình những món ngon tuyệt vời và an toàn tuyệt đối cho sức khỏe nhé.