Bánh khoai mì là một trong những món ăn rất dễ làm và cũng được rất nhiều người yêu thích. Vậy có những cách làm bánh khoai mì nào? Sau đây hãy cùng mình tìm hiểu cách làm bánh khoai mì thơm ngon lạ miệng cả nhà đều thích nhé!
Khoai mì là gì? Bánh khoai mì có ngon không?
Bánh khoai mì là loại bánh dân giã và đã khá quen thuộc với đa số người dân Việt. Loại bánh này được làm chủ yếu từ khoai mì, kết hợp với những nguyên liệu khác. Loại bánh này có hương vị thơm ngon, béo ngậy và rất thu hút trẻ em.
Cách chọn mua khoai mì và cách sơ chế khoai mì
Để có thể chọn mua được những nguyên liệu tươi ngon làm bánh khoai mì, bạn cần biết một số điều sau.
- Khoai mì nên chọn những củ có kích thước vừa phải, không to không bé, màu sắc bình thường. Đối với những loại nguyên liệu khác thì bạn hãy chọn những loại còn tươi mới. Như vậy món ăn mới có thể có được hương vị thơm ngon nhất.
- Bên cạnh việc chọn lựa nguyên liệu tươi ngon. Bạn cũng cần phải nắm được cách sơ chế khoai mì để món ăn được dậy vị. Đối với bánh khoai mì dù làm theo cách nào thì việc sơ chế là việc không thể bỏ qua. Việc này sẽ giúp khoai loại bỏ những độc tố, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.
- Khoai mì sau khi mua về hoặc thu hoạch cần được đem gọt vỏ, sau đó rửa sạch. Tiếp đến, hãy đem ngâm khoai trong khoảng 6 tiếng với nước muối loãng.
Cách làm bánh khoai mì hấp
Nhắc đến bánh khoai mì thì không thể không nhắc đến những chiếc bánh khoai mì hấp béo ngậy thơm ngon. Sau đây sẽ là công đoạn để làm bánh khoai mì hấp.
Nguyên liệu và dụng cụ
- Khoai mì: 2 củ
- Nước cốt dừa: 500ml
- Dừa khô: 50g
- Đường: 150g
- Bột năng: 2 muỗng canh
- Màu hoa hồng và màu lá dứa.
- Dụng cụ cần chuẩn bị: nồi hấp, nạo, bát, dao, nồi, khuôn,…
Các bước thực hiện
- Khoai mì sau khi ngâm xong các bạn hãy đem nạo thành sợi, sau đó vắt khô khoai mì và bỏ vào tô.
- Tiếp đến cho nước cốt dừa vào khoai. Sau đó cho thêm ít bột canh và đường. Trộn đều tất cả với nhau.
- Tiếp đến hãy chia phần khoai mì đã trộn trên thành 3 phần đều nhau. Một phần hãy đem trộn với nước hoa hồng. Phần thứ hai đem trộn với nước lá dứa để tạo màu xanh. Phần còn lại thì giữ nguyên để tạo màu trắng.
- Cho phần bánh vào khuôn sau đó dàn đều. Tiếp đến cho vào nồi hấp chín. Khi bánh chín hãy đem ra cắt nhỏ, sau đấy lăn qua dừa khô để cho dừa bám đều mặt bánh.
- Đến đây thì bạn có thể sử dụng luôn. Hoặc trường hợp nếu muốn ăn kèm với nước dừa thì bạn có thể sử dụng một phần nước cốt dừa, thêm chút bột năng sau đó đun trên bếp cho đến khi mọi thứ sánh quyện lại. Sử dụng phần nước này để ăn kèm với bánh
Thành phẩm
Bánh sau khi thành phẩm sẽ có được ba loại màu sắc khác nhau trông rất đẹp mắt. Khi ăn sẽ cảm nhận rõ được vị thơm béo của khoai, hòa quyện hương thơm của nước dừa.
Loại bánh này rất phù hợp sử dụng cho các bữa ăn vặt hoặc dùng để mời khách đến chơi nhà.
Cách làm bánh khoai mì nướng
Nguyên liệu và dụng cụ
- Khoai mì: 1 kg
- Nước cốt dừa: 300ml
- Bột năng: 30g
- Kem sữa tươi: 60g
- Trứng gà: 1 quả
- Sữa đặc: 100g
- Tinh chất vani: 1 muỗng cà phê
- Bơ lạt: 30g
- Đường: 70g
- Muối ½ muỗng cà phê
- Dầu ăn
Các bước thực hiện
- Khoai sau khi sơ chế hãy đem đi bào nhuyễn, sau đó vắt hết nước còn sót lại trong khoai ra. Sau đó để vào một bát tô.
- Trứng gà đập ra một bát to, sau đó đánh đều với tinh chất vani. Phần kem sữa tươi và nước cốt dừa sẽ được cho vào một bát khác rồi trộn đều 2 thứ với nhau.
- Tiếp đến cho vào bát to có khoai mì bột năng, đường, bơ lạt tan chảy, trúng và nước cốt dừa, trộn tất cả với nhau.
- Sau khi trộn chúng ta sẽ có một hỗn hợp mới. Cho hỗn hợp trên vào khuôn sau đó dàn đều và phủ giấy bạc lên mặt bánh. Trước khi nướng bánh, hãy làm nóng lò nước ở nhiệt độ 180 độ C trong vòng 10 phút. Sau đó mới đem bánh vào nướng lần 1 với nhiệt độ 90 phút.
- Sau thời gian đó, hãy lấy phần giáy bạc ra. Sau đó nướng tiếp trong 20 phút. Trong khi nướng, hãy lấy một bình phun sương để xịt nước lên bề mặt cho bánh không bị khô. Sau khi đã nướng xong lần 2, tiếp tục nướng lần 3 trong 40 phút để bánh chín hoàn toàn.
Thành phẩm
Bánh khoai mì sau khi nướng xong sẽ có màu vàng bắt mắt. thơm béo mùi bơ lạt. Khi ăn cho cảm nhận rõ được độ dẻo của khoai, vị béo của sữa tươi, hòa quyện với hương thơm của dừa ăn rất đưa miệng.
Món ăn này rất phù hợp để làm bữa ăn phụ cho gia đình hoặc bổ sung thêm trong thực đơn của các bé.
Cách làm bánh khoai mì chiên bằng chảo
Nguyên liệu và dụng cụ
- Khoai mì: 300g
- Lá dứa: 50g
- Đậu xanh: 20g
- Bơ lạt: 5g
- Dừa nạo: 50g
- Mè rang: 30g
- Hành phi: 30g
- Đường: 1 muỗng
- Muối: 2 muỗng
Các bước thực hiện
- Khoai mì sau khi sơ chế sẽ đem hấp cùng lá dứa và tán nhuyễn. Đậu xanh đem ngâm nước và loại sạch vỏ. Sau khi đã lọc vỏ hoàn toàn, đem bắc bếp và nấu chín. Sau đó giã hoặc xay nhuyễn.
- Trộn phần khoai và đậu xanh với nhau, thêm vào một chút mè rang, hành phi, dừa nạo, đường, muối. Tiếp tục trộn đều cho đến khi tất cả hòa quyện với nhau.
- Sau khi đã trộn đều hỗn hợp, hãy chia ra làm các phần đều nhau rồi nặn thành những hình đều nhau. Có thể dùng khuôn để cho bánh được đều hơn nhé!
- Sau khi đã tạo hình cho bánh xong. Hãy bắc chảo lên bếp, sau đó cho bơ vào chảo đun cho đến khi tan chảy hoàn toàn. Lấy giấy ăn thấm khô phần bơ. Sau đó cho bánh được tạo hình vào chảo. Để lửa vừa cho đến khi bánh chín vàng đều
Thành phẩm
Bánh khoai mì sau khi chế biến xong có thể ăn ngay. Bánh khi ăn sẽ cảm nhận được rõ vỏ ngoài giòn. Bên trong mềm, vị béo của bơ, vị thơm của lá dứa, dừa, hòa quyện chút hương thơm của đậu xanh và khoai mì sẽ đem đến người ăn trải nghiệm vô cùng thú vị.
Loại bánh này làm khá đơn giản. Thời gian chế biến cũng không quá lâu, tuy nhiên lại mang hương vị rất riêng và dân giã, từ người già đến trẻ nhỏ đều thích. Vậy nên bạn có thể thử một lần làm loại bánh này để tự thưởng thức hoặc cho người thân và gia đình trải nghiệm.
Cách bảo quản bánh khoai mì
Bánh khoai mì có thể ăn ngay sau khi chế biến. Tuy nhiên nếu không ăn hết các bạn có thể bảo quản để lần tới có thể sử dụng tiếp. Đối với bánh khoai mì hấp, bạn nên bỏ vào trong một hộp kín sau đó có thể bảo quản trong tủ lạnh. Khi nào ăn có thể lấy ra ăn trực tiếp.
Bánh khoai mì nướng sẽ cần được bảo quản ở nơi có độ ẩm thấp để bánh giữ được độ giòn lâu nhất có thể. Trong trường hợp bánh không còn giòn như trước nữa, bạn có thể cho bánh vào nồi chiên không dầu để nướng lại.
Bánh khoai mì có độc không?
Trên thực tế, khoai mì là một loại thực phẩm có thể gây ngộ độc khi ăn. Vì vậy, nếu bánh khoai mì không được chọn lựa và chế biến đúng cách thì việc ngộ độc là hoàn toàn có thể xảy ra. Để tránh ngộ độc khi ăn bánh khoai mì và khoai mì, người làm bếp cần chú ý những điều sau:
- Cần phải xác định rõ giống khoai mì. Một số loại khoai mì có hàm lượng HCN cao có thể gây ngộ độc cho người sử dụng thậm chí dẫn đến tử vong.
- Khoai mì trước khi chế biến cần phải rửa sạch và ngâm với nước để loại bỏ bớt độc tố.
- Trước khi chế biến cần cạo vỏ sạch sẽ.
Bánh khoai mì bao nhiêu kcal? Có mập không?
Chắc chắn nhiều bạn ở đây sẽ thắc mắc ăn bánh khoai mì cò mập và tăng cân không. Và bánh khoai mì chứa bao nhiêu Calo? Sau đây sẽ là câu trả lời.
Tùy vào cách chế biến và nguyên liệu sử dụng thì bánh khoai mì sẽ chứa những hàm lượng calo khác nhau. Thông thường bánh khoai mì hấp sẽ có chứa khoảng 145 calo trong 100g. Bánh khoai mì nướng sẽ chứa trung bình khoảng 392 calo.
Bởi lượng tinh bột trong bánh khoai mì là rất nhiều. Vậy nên việc ăn bánh khoai mì nhiều quá hoàn toàn có thể dẫn đến thừa cân béo phì. Vậy nên bạn cần kiểm soát chế độ ăn của bản thân cho tốt để giữ gìn vóc dáng cho bản thân nhé!
Xem thêm:
- 4 cách làm xúc xích chiên xù, giòn, bơ, nước mắm siêu đơn giản, siêu ngon
- Cách làm bánh bông lan bằng nồi cơm điện bông xốp, nở cao, bất bại
- 5 cách làm trân châu trắng bằng bột rau câu, bột năng, bột mì, bột sắn dây, bột bắp giòn, bất bại
Trên đây là những cách làm bánh khoai mì đơn giản dễ làm. Hy vọng những cách làm trên có thể giúp bạn biến tấu những củ khoai mì thành những món ăn phong phú đa dạng cho cả nhà. Chúc các bạn thành công!