Trân châu là thứ topping không thể thiếu khi uống cùng các loại nước như hồng trà, lục trà, trà sữa, sữa tươi hay thậm chí là các loại chè. Viên trân châu dai dai, ngọt ngọt làm tăng thêm hương vị thơm ngon cho những món thức uống. Thế nhưng làm trân châu tưởng không dễ mà lại dễ không tưởng. Hãy để Chế Độ Ăn học ngay công thức cách làm trân châu với 5 loại bột quen thuộc, nhà nào cũng có, bảo đảm thành công ngay từ lần đầu tiên nhé!
Cách làm trân châu bằng bột năng
Chuẩn bị nguyên liệu
- Bột năng: 160g
- Bột rau câu dẻo: 10g
- Đường: 3 muỗng canh
- Nước sôi: 300ml
Các bước thực hiện
- Trộn nguyên liệu: Trộn đều tất cả nguyên liệu khô lại với nhau. Tạo lỗ nhỏ giữa phần bột và cho từ từ nước sôi vào. Dùng muỗng khuấy đều từ trong ra ngoài.
- Nhào bột: Dùng tay trộn bột cho đến khi bột kết thành khối, có thể tạo hình và không dính tay là đạt yêu cầu. Nếu bột quá khô thì cho từ từ từng muỗng nước sôi vào và tiếp tục nhào. Nếu bột quá nhão thì cho thêm phần bột năng.
- Tạo hình trân châu: Tùy theo sở thích và sức sáng tạo của bạn, có thể nặn ra hình vuông, tròn, trái tim hoặc ngôi sao,… với kích thước nhỏ, vừa ăn. Rắc bột năng khô và phủ đều lớp ngoài phần trân châu vừa nặn để trân châu không bị dính vào nhau. Rây bỏ đi phần bột thừa.
- Luộc trân châu: Đun nước sôi già (tầm 1 – 1,5 lít). Vừa dùng đũa khuấy đều nước sôi vừa cho từ từ trân châu vào để không bị dính vào đáy nồi. Khi trân châu nổi lên thì khuấy nhẹ, đợi từ 10-15 phút xong tắt bếp. Đậy nắp và ủ trân châu trong 15-20 phút.
- Nấu nước đường: Trong lúc chờ trân châu ủ, cho đường và nước tỉ lệ 1:1 vào nồi nhỏ khác, đun lên làm nước đường. Tuyệt đối không khuấy khi nấu. Nước đường sôi và chuyển sang màu vàng nhạt thì tắt bếp. Đường sẽ tiếp tục nóng và đổi thành màu cánh gián. Trân châu khi ủ xong thì cho vào nước đường và sử dụng trong ngày.
Thành phẩm
Trân châu bột năng dai dai, ngọt ngọt và đặc biệt không bị sượng bên trong do đã ủ kỹ. Cách làm thì đơn giản nhưng dùng cùng ly trà sữa thơm béo cho những ngày hè nóng nực là bá cháy!
Lưu ý khi thực hiện
- Nên sử dụng đường bột.
- Phải sử dùng nước sôi già trong quá trình thực hiện. Vậy nên bạn cẩn thận khi trộn bột và nhào bột vì nước sôi già có thể gây phỏng tay.
- Khi nặn trân châu, bạn có thể nặn bất kì hình thù gì tùy theo sở thích, nhưng kích thước phải ngang bằng nhau để khi luộc, trân châu sẽ chín một cách đồng đều.
Cách làm trân châu bằng bột nếp
Chuẩn bị nguyên liệu
- Bột năng: 300g
- Bột nếp: 20g
- Bột cacao: 30g
- Đường: 50g
- Nước sôi: 260ml
Các bước thực hiện:
- Trộn nguyên liệu: Trộn đều tất cả nguyên liệu khô lại với nhau. Tạo lỗ nhỏ giữa phần bột và cho từ từ nước sôi vào. Dùng muỗng khuấy đều từ trong ra ngoài.
- Nhào bột: Dùng tay trộn bột cho đến khi bột kết thành khối, có thể tạo hình và không dính tay là đạt yêu cầu. Nếu bột quá khô thì cho từ từ từng muỗng nước sôi vào và tiếp tục nhào. Nếu bột quá nhão thì cho thêm phần bột năng.
- Tạo hình trân châu: Tùy theo sở thích và sức sáng tạo của bạn, có thể nặn ra hình vuông, tròn, trái tim hoặc ngôi sao,… với kích thước nhỏ, vừa ăn. Rắc bột năng khô và phủ đều lớp ngoài phần trân châu vừa nặn để trân châu không bị dính vào nhau. Rây bỏ đi phần bột thừa.
- Luộc trân châu: Đun nước sôi già (tầm 1 – 1,5 lít). Vừa dùng đũa khuấy đều nước sôi vừa cho từ từ trân châu vào để không bị dính vào đáy nồi. Khi trân châu nổi lên thì khuấy nhẹ, đợi từ 10-15 phút xong tắt bếp. Đậy nắp và ủ trân châu trong 15-20 phút.
- Trân châu khi ủ xong thì rây rửa qua nước, cho vào tô, bỏ vào 2 muỗng cà phê đường đen (hoặc đường nâu) và để trong 10 phút cho ngấm rồi dùng cùng trà sữa.
Thành phẩm
Trân châu này sẽ thơm hơn trân châu bột năng thông thường và không cần làm thêm nước đường ngâm kèm. Trân châu óng ánh, dẻo dai, uống cùng sữa tươi không đường hoặc trà sữa ít ngọt là tuyệt vời!
Lưu ý khi thực hiện
- Sau khi ủ xong thì nên rửa trâu châu lại dưới vòi nước để tránh tình trạng trân châu bị nhớt.
- Ăn đến đâu luộc đến đó, phần ăn chưa dùng đến thì cấp đông.
- Trân châu ăn trong ngày.
- Rây kỹ và lược bỏ phần bột năng phủ trân châu dư.
- Có thể thay bột cacao bằng bột matcha, tùy theo sở thích hoặc có thể bỏ luôn nguyên liệu này và thay vào lượng bột năng tương đương.
Cách làm trân châu bằng bột mì
Chuẩn bị nguyên liệu
- Bột mì: 200g
- Bột cà phê hòa tan: 50g
- Đường nâu: 50g
- Bột cacao: 1 muỗng cà phê
- Nước sôi: 250ml
Các bước thực hiện
- Trộn nguyên liệu: Trộn đều các phần nguyên liệu khô bao gồm 200g bột mì, 50g bột cà phê hòa tan, 50g đường nâu và 1 muỗng cà phê bột cacao. Đun 50g đường nâu còn lại cùng ít nước sâm sấp cho đến khi đường tan hoàn toàn. Bỏ vào phần hỗn hợp khô và trộn đều. Tạo một lỗ nhỏ giữa hỗn hợp. Cho từ từ 250ml nước sôi già và khuấy đều tay từ trong ra ngoài.
- Nhào bột: Dùng tay trộn bột cho đến khi bột kết thành khối, có thể tạo hình và không dính tay là đạt yêu cầu. Nếu bột quá khô thì cho từ từ từng muỗng nước sôi vào và tiếp tục nhào. Nếu bột quá nhão thì cho thêm phần bột mì hoặc bột cacao.
- Tạo hình trân châu: Tùy theo sở thích và sức sáng tạo của bạn, có thể nặn ra hình vuông, tròn, trái tim hoặc ngôi sao,… với kích thước nhỏ, vừa ăn. Rắc bột năng khô và phủ đều lớp ngoài phần trân châu vừa nặn để trân châu không bị dính vào nhau. Rây bỏ đi phần bột thừa.
- Luộc trân châu: Đun nước sôi già (tầm 1 – 1,5 lít). Vừa dùng đũa khuấy đều nước sôi vừa cho từ từ trân châu vào để không bị dính vào đáy nồi. Khi trân châu nổi lên thì khuấy nhẹ, đợi 30 phút trong lửa xong tắt bếp. Đậy nắp và ủ trân châu trong 30 phút.
- Trân châu khi ủ xong thì rây rửa qua nước, cho vào tô, bỏ vào 2 muỗng cà phê đường đen (hoặc đường nâu) và để trong 10 phút cho ngấm rồi dùng cùng trà sữa.
Thành phẩm
Với công thức này trân châu sẽ đậm vị hơn 4 cách còn lại. Vừa thơm mùi cà phê, vừa thơm mùi đặc trưng của đường đen (hoặc đường nâu), ngon không khác gì ngoài tiệm.
Lưu ý khi thực hiện
- Trân châu bột mì cứng hơn bột năng nên thời gian nấu lẫn thời gian ủ đều sẽ lâu hơn, bạn nhớ để ý nhé!
- Sau khi luộc chín trân châu, bạn nên rửa lại bằng nước sạch để trân châu không bị nhớt. Tránh sử dụng nước lạnh hay cho trân châu tiếp xúc trực tiếp với đá khiến trân châu bị sượng
Cách làm trân châu bằng bột gạo
Chuẩn bị nguyên liệu
- Bột gạo: 70g
- Bột cacao: 30g
- Đường đen (hoặc đường nâu đều được): 100g
Các bước thực hiện
- Nấu nước đường: Cho 60ml nước, đun cùng 50g đường đen cho đến khi đường tan và sôi lên thì tắt bếp. Tuyệt đối không khuấy.
- Nhào bột: Rây mịn 70g bột gạo và 30g bột cacao xong trộn đều. Cho hỗn hợp bột khô vào nồi nước đường và dùng phới trộn đều cho đến khi thành một khối đồng nhất.
- Tạo hình trân châu: Tùy theo sở thích và sức sáng tạo của bạn, có thể nặn ra hình vuông, tròn, trái tim hoặc ngôi sao,… với kích thước nhỏ vừa ăn.
- Luộc trân châu: Luộc nước sôi già (tầm 1 – 1,5 lít). Vừa dùng đũa khuấy đều nước sôi vừa cho từ từ trân châu vào để không bị dính vào đáy nồi. Khi trân châu nổi lên thì khuấy nhẹ, đợi 5 phút để trân châu chuyển thành màu trong thì tắt bếp. Dùng rây lấy phần trân châu.
- Nấu nước đường: Đun 50g đường đen còn lại cùng 150ml nước cho đến khi hơi sệt lại thì tắt bếp. Cho phần trân châu vừa nấu vào và ủ tối thiểu 10 phút.
Thành phẩm
Trân châu này sẽ ngọt hơn các loại trước vậy nên đây sẽ là sự lựa chọn cho các bạn sành ăn, hảo ngọt hoặc cần tí ngọt để giảm stress.
Lưu ý khi thực hiện:
- Bạn có thể gia giảm lượng đường tùy theo khẩu vị.
- Trân châu ăn trong ngày.
Cách làm trân châu bằng bột bắp
Chuẩn bị nguyên liệu
- Bột bắp: 5 muỗng canh
- Xoài: 1 trái
- Nước cốt chanh: 1 muỗng canh
- Đường: 100g
Các bước thực hiện
- Sơ chế xoài: Rửa sạch, cắt nhỏ và xay mịn xoài. Bạn có thể rây xoài để đảm bảo độ mịn.
- Nấu chín bột bắp: Khuấy tan 4 muỗng canh bột bắp cùng 2 muỗng canh nước ra chén. Bắt chảo lên bếp cho hỗn hợp nước xoài xay và đun trong lửa nhỏ. Khuấy đều tay và cho từ từ hỗn hợp nước bột bắp vào cho đến khi kết thành một khối.
- Nhào bột: Rây một ít một bắp ra mặt bàn và đổ khối bột xoài vừa nấu ra. Dùng tay trộn bột cho đến khi bột kết thành khối, có thể tạo hình và không dính tay là đạt yêu cầu. Nếu bột quá khô thì cho từ từ từng muỗng nước sôi vào và tiếp tục nhào. Nếu bột quá nhão thì cho thêm phần bột bắp.
- Tạo hình trân châu: Tùy theo sở thích và sức sáng tạo của bạn, có thể nặn ra hình vuông, tròn, trái tim hoặc ngôi sao,… với kích thước nhỏ vừa ăn. Rắc bột bắp khô và phủ đều lớp ngoài phần trân châu vừa nặn để trân châu không bị dính vào nhau. Rây bỏ đi phần bột thừa.
- Luộc trân châu: Đun 500ml nước sôi già. Dùng đũa khuấy đều nồi và từ từ cho trân châu vào. Khi trân châu nổi lên mặt nước thì hạ lửa nhỏ và nấu thêm từ 5-10 phút xong tắt bếp. Vớt trân châu ra, rửa lại và để ráo
- Nấu nước đường: Đun 240ml, 100g đường và 1 muỗng canh nước cốt canh cho đến khi đường tan. Không dùng muỗng hoặc đũa để khuấy. Nước đường sôi lăn tăn thì tắt bếp và cho trân châu vào ủ tối thiểu 10 phút trước.
Thành phẩm
Trân châu bột bắp vị xoài là một sự lựa chọn khi bạn đã quá chán với hương vị trân châu đường đen hoặc đường nâu thông thường. Trân châu dai dai cùng tí chua của xoài và chanh nhưng không hề bị gắt vì có phần ngọt tự nhiên của xoài và ít đường. Đây là một loại topping vô cùng hợp với những thức uống như nước ép trái cây, trà trái cây. Hãy thử ngay nào!
Lưu ý khi thực hiện
- Bạn có thể gia giảm lượng đường tùy theo khẩu vị.
- Trân châu ăn trong ngày.
- Rây kỹ phần bột thừa trước khi luộc.
- Sau khi ủ xong thì nên rửa trâu châu lại dưới vòi nước để tránh tình trạng trân châu bị nhớt.
Một số lỗi và cách khắc phục khi làm trân châu
Trân châu bị cứng
- Chỉ luộc trân châu khi nước sôi già.
- Nếu bạn sợ trân châu nhão thì thời gian luộc có thể giảm nhưng không được giảm thời gian ủ, ủ càng lâu thì càng đảm bảo trân châu không bị cứng.
- Các viên trân châu phải có kích thước nhỏ, không được quá bự và phải đồng đều nhau.
Trân châu bị nhão
- Nhồi bột thật kỹ và cho từng chút bột vào cho đến khi trân châu bớt nhão.
- Rây kỹ phần bột thừa sau khi áo bột.
- Không sử dụng nước nguội hoặc nước sôi non khi làm trân châu.
- Khi làm trân châu không nên cho quá nhiều đường khi trộn bột sẽ dễ gây nhão. Nếu muốn ngọt thì có thể làm nước đường và ủ lại trân châu sau đó.
- Luộc trân châu, sau khi các hạt đã nổi lên mặt nước thì hạ lửa vừa. Thời gian luộc có thể rút ngắn lại và tăng thời gian ủ để đảm bảo tính mềm dẻo cho trân châu.
Trân châu bị vón cục
- Áo đều các viên trân châu và rây kỹ phần bột thừa.
- Sau khi luộc trân châu thì phải rửa lại kỹ bằng nước sạch.
Cách bảo quản trân châu không bị cứng
- Khi làm nước đường hoặc sau khi ủ xong, lượng đường càng nhiều càng bảo quản trân châu tốt. Nhưng vẫn phải đảm bảo độ ngọt tùy theo khẩu vị từng nhà.
- Không bảo quản trân châu đã luộc trong tủ lạnh, ăn đến đâu thì luộc đến đó. Phần chưa sử dụng đến thì cấp đông.
- Bảo quản nơi thoáng mát và đậy kỹ, không cho trân châu tiếp xúc với gió.
Xem thêm:
- 2 Cách làm trà sữa thái xanh, thái đỏ ngon chuẩn công thức bán hàng, dễ làm
- Uống nước dừa có tác dụng gì? cách uống nước dừa đúng
- Cách làm sữa tươi trân châu đường đen tại nhà thơm ngon chuẩn vị
Trên là 5 cách làm trân châu với 5 nguyên liệu chính quen thuộc, dễ kiếm mà nhà nào cũng có. Mỗi công thức sẽ mang lại một hương vị và khẩu cảm khác nhau. Và đừng quên hãy thường xuyên ghé Chế Độ Ăn để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay về dinh dưỡng và sức khỏe cũng như là hàng loạt công thức món ăn thơm ngon, đa dạng nhưng không kém phần đơn giản và dinh dưỡng để chiêu đãi cả nhà!