Tất cả các chuyên gia ẩm thực, chuyên gia dinh dưỡng đều khẳng định rằng các loại nấm có thể ăn được đều rất lành tính và chứa nhiều dưỡng chất tuyệt vời cho sức khỏe, sắc đẹp của con người. Đặc biệt nhất là nấm có chứa tới 60 loại khoáng chất và có hàm lượng protein cao gấp 3 – 4 lần so với tất cả các loại rau củ quả khác. Các loại nấm thường được sử dụng phổ biến trong ẩm thực Việt như nấm kim châm, nấm rơm, mộc nhĩ trắng, nấm tai mèo, nấm hương, nấm linh chi, nấm đùi gà… Nấm là loại thực phẩm lành tính nhưng liệu bạn có biết Nấm kỵ với gì nhất? Có chất dinh dưỡng gì? Sai lầm khi chế biến nấm hay chưa? Những sự kết hợp không đúng sẽ để lại hậu quả khôn lường đấy.
Ngay sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem nấm kỵ với gì và cách chế biến nấm tốt nhất nhé.
Nấm có chất dinh dưỡng gì?
Giống như hầu hết các loại nấm, nấm trắng có lượng calo thấp nhưng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi 96 gam nấm trắng cung cấp:
- Năng lượng: 21 calo
- Carbohydrate: 3 gam
- Chất xơ: 1 gam
- Protein: 3 gam
- Chất béo: 0 gam
- Vitamin D: Nấm trắng cung cấp 33% nhu cầu vitamin D hàng ngày của cơ thể.
- Selen: 16% nhu cầu của cơ thể hàng ngày
- Photpho: 12% nhu cầu hàng ngày của cơ thể
- Folate: 4% nhu cầu hàng ngày của cơ thể.
Do tiếp xúc với tia UV của ánh sáng mặt trời, nên nấm có nguồn vitamin D2 tự nhiên, không phải từ động vật, có khả năng làm tăng nồng độ vitamin D2 trong máu. Cơ thể biến vitamin D2 thành dạng hoạt động của vitamin D, giúp cơ thể hấp thụ canxi dễ dàng và giữ cho xương chắc khỏe. Cơ thể thiếu vitamin D có thể dẫn đến chứng loãng xương, thiếu chất khoáng, yếu cơ…
Nấm trắng cũng cung cấp nhiều vitamin B12, loại vitamin thường chỉ được cung cấp bởi các thực phẩm có nguồn gốc động vật do đó có lợi cho những người thực hiện chế độ ăn chay.
Ngoài ra, chúng còn cung cấp hàm lượng protein cao hơn hầu hết các loại rau. Hữu ích trong trường hợp cần bổ sung thêm lượng protein trong khẩu phần ăn.
Sai lầm khi chế biến nấm hay gặp phải
Rửa nấm quá kỹ trước khi chế biến
Thực tế nấm trong môi trường hay nấm được nuôi trồng đều phát triển trong môi trường sạch, do đó, việc rửa nấm quá kỹ là điều không cần thiết, thậm chí còn làm mất đi dinh dưỡng của loại thực phẩm này. Hơn nữa, rửa nấm quá lâu sẽ khiến cho thân nấm hút rất nhiều nước, từ đó nấm bị nhạt hơn khi nấu, không còn đậm vị và thơm ngon như vốn có nữa.
Chính bởi vậy, trước khi chế biến, bạn chỉ cần rửa nấm qua một lượt với nước sạch, sau đó cắt bỏ chân nấm rồi để ráo là được.
Nấu các món nấm bằng nồi nhôm
Bạn nên nhớ rằng các hoạt chất có trong nấm sẽ phản ứng với chất nhôm khiến nấm ngả sang màu thâm đen, vừa mất thẩm mỹ lại vừa có hại cho sức khỏe.
Cho quá nhiều dầu ăn
Trước khi tìm hiểu xem nấm kỵ với gì thì bạn cần biết rõ những sai lầm mà mình hay mắc phải trong quá trình chế biến nấm hằng ngày, mà một trong những sai lầm ấy chính là cho quá nhiều dầu ăn. Như đã nói ở trên, thân nấm rất dễ hút nước và các chất lỏng, nên khi nấu ăn, nếu bạn cho quá nhiều dầu ăn, nấm sẽ hút hết dầu vào bên trong, làm cản trở quá trình cơ thể hấp thụ các dưỡng chất từ nấm. Thậm chí nấm ngấm dầu mỡ có thể khiến bạn bị khó tiêu, đầy bụng và mắc chứng trào ngược dạ dày nữa đấy nhé.
Không nấu nấm chín hoàn toàn
Trên thực tế, các loại nấm chỉ chín hoàn toàn khi được đun sôi khoảng 5 – 10 phút. Nấm nấu không chín kỹ khi ăn vào cơ thể sẽ khiến bạn bị khó tiêu, đồng thời các loại vi khuẩn trong nấm chưa được tiêu diệt sẽ thâm nhập vào cơ thể và gây hại.
Ngoài ra, nấm được nấu ở mức nhiệt thấp sẽ không được thơm ngon như vốn có mà món ăn sẽ bị mất mùi vị, mất màu sắc làm giảm tính thẩm mỹ đi rất nhiều. Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên xào nấm ở mức lửa lớn sẽ thơm ngon hơn.
Đổ bỏ phần nước ngâm nấm khô
Với các loại nấm khô, khi chế biến, bạn cần ngâm chúng trong nước để nấm nở mềm trở lại. Và hầu hết mọi người đều sẽ đổ bỏ phần nước ngâm này vì nghĩ rằng đó là nước bẩn. Nhưng trên thực tế, phần nước ngâm nấm mới là phần chứa nhiều dưỡng chất nhất, còn phần nấm mà bạn ăn đôi khi chỉ là cái “xác” của nó mà thôi. Do đó, bạn nên chắt lấy phần nước ngâm, bỏ cặn đi và dùng phần nước này để nấu canh, nấu các món hầm sẽ cực kỳ thơm ngon đấy nhé.
Nấm kỵ với gì nhất?
Như đã nói, nấm là một loại thực phẩm lành tính có thể được dùng để chế biến ra rất nhiều các món ăn ngon. Theo y học cổ truyền, nấm là một loại thực phẩm có vị ngọt, tính mát nên nếu ăn nhiều sẽ bị lạnh bụng, khó tiêu. Hơn nữa, nếu không biết cách chế biến và kết hợp nấm với các món ăn, các loại thực phẩm, đồ uống thì vô hình chung, bạn sẽ biến chúng trở thành thức thực phẩm có hại cho cơ thể của mình.
- Ăn nấm không nên uống đồ lạnh bởi nấm có tính hàn, nếu uống thêm các món đồ lạnh như trà đá, nước ngọt lạnh… thì sẽ khiến bạn dễ lạnh bụng, khó chịu, thậm chí là đau bụng, tiêu chảy…
- Không nên uống rượu khi ăn nấm bởi như thế sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc rượu do hàm lượng aldehyde trong máu tích tụ quá nhiều. Tình trạng này có thể có các triệu chứng như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, mặt nóng bừng, tức ngực, tim đập nhanh, khó thở… cực kỳ nguy hiểm.
- Nấm mèo đen kỵ với củ cải bởi các loại enzym có trong củ cải khi kết hợp với nhiều hoạt chất sinh học trong nấm sẽ dẫn đến tình trạng viêm da, ngứa ngáy, phù nề…
- Nấm tai mèo (mộc nhĩ) không nên ăn cùng trứng vịt lộn hay các loại hải sản.
- Nấm mộc nhĩ trắng (ngân nhĩ) cũng không được ăn cùng với các loại đồ biển.
Giờ thì bạn đã biết nấm kỵ với gì và cách chế biến, sử dụng nấm chuẩn nhất để vừa tận dụng được triệt để những giá trị dinh dưỡng của loại thực phẩm này, vừa đảm bảo an toàn tối đa cho sức khỏe rồi. Đặc biệt, những ai hay bị đầy bụng, khó tiêu thì tốt nhất là nên hạn chế ăn nấm bởi nấm sẽ khiến tình trạng của bạn ngày càng trở nên trầm trọng hơn đấy.
>> Tham khảo: 15 Loại nấm ngon phổ biến nhất được nhiều người yêu thích
Lời kết
Hy vọng rằng những kiến thức hữu ích trên đây sẽ giúp bạn ích nhiều trong việc chế biến các món ăn từ nấm mỗi ngày. Thông qua việc biết nấm kỵ với gì, bạn sẽ có những cách kết hợp an toàn hơn cho cả gia đình mình. Chúc bạn thành công nhé!