Nếu tìm hiểu qua về cơ thể con người, bạn sẽ biết thận là một trong những cơ quan cực kỳ quan trọng với vai trò thanh lọc các chất độc ra khỏi máu, sau đó đào thải chúng qua đường nước tiểu, đồng thời giữ lại những dưỡng chất tốt cần thiết cho cơ thể. Bởi vậy nên việc bồi bổ cho thận, giữ cho thận luôn khỏe mạnh và hoạt động ổn định một cách tốt nhất vô cùng cần thiết. Và để làm được điều đó, bên cạnh chế độ luyện tập, làm việc phù hợp, bạn cũng nên để ý đến chế độ dinh dưỡng của mình nhé. Để biết ăn gì bổ thận, bạn hãy khám phá chế độ ăn uống dinh dưỡng tốt cho tận trong nội dung bài viết của Chế Độ Ăn ngày hôm nay, từ đó xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho cơ quan quan trọng này.
Ăn gì bổ thận đã và đang là mối quan tâm của rất nhiều người. Chế độ dinh dưỡng bổ thận là một chế độ ăn uống có sự kết hợp của các loại thực phẩm giúp cung cấp các dưỡng chất tốt cho thận, cân bằng giữa năng lượng, protein, các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu. Đồng thời bảo vệ thận khỏi bị tổn hại do sự “tấn công” từ các yếu tố bất lợi, có nghĩa là hạn chế những loại thức uống, đồ ăn không có lợi cho thận.
Chức năng và yếu tố ảnh hưởng tới thận
Thận là một cơ quan nhỏ trong cơ thể nhưng lại giữ chức năng quan trọng, giúp đảm nhiệm việc lọc các chất thảo, cân bằng chất lỏng trong cơ thể, bài tiết một số hormone điều hòa huyết áp, sản xuất nước tiểu…
Một số nguyên nhân gây tổn hại cho thận như sau:
- Bệnh tiểu đường và cao huyết áp là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên các bệnh liên quan đến thận. Cụ thể: lượng đường huyết và huyết áp cao một cách không kiểm soát sẽ làm tổn thương trực tiếp đến các mạch máu trong thận, từ đó làm suy giảm khả năng hoạt động của cơ quan này.
- Tình trạng béo phì, việc hút thuốc, các yếu tố giới tính, tuổi tác hay di truyền cũng sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh thận.
Khi thận suy giảm chức năng hoạt động thì các chất thải, độc tố sẽ không được lọc và đào thải mà tích tụ lại bên trong máu và gây hại cho sức khỏe. Do đó, những người bị bệnh thận, suy thận thường phải tham gia vào các liệu trình lọc máu để duy trì hoạt động của cơ thể.
Chế độ ăn uống dinh dưỡng bổ thận
Natri
Natri là loại khoáng chất được tìm thấy trong rất nhiều các loại thực phẩm khác nhau, đặc biệt đây là thành phần chính của muối ăn. Natri là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến huyết áp và tham gia vào quá trình duy trì sự cân bằng ổn định lượng nước cơ thể. Nếu thận của bạn hoạt động khỏe mạnh thì nó sẽ giúp duy trì hàm lượng natri trong máu ở ngưỡng cho phép.
Khi bạn mắc bệnh, chức năng thận bị suy giảm sẽ khiến cho lượng natri và chất lỏng tích tụ trong cơ thể tăng cao gây nên các triệu chứng như cao huyết áp, sưng mắt cá chân, khó thở, tụ dịch xung quanh phổi, tim… Do đó, bạn cần phải hạn chế hàm lượng natri trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, tốt nhất là ít hơn 2g, bằng cách hạn chế sử dụng muối và gia vị như nước tương, muối tỏi, muối i-ốt, muối biển; hạn chế sử dụng các loại thức ăn nhanh; hạn chế sử dụng thực phẩm đóng gói; rửa sạch thực phẩm đóng hộp trước khi sử dụng…
Kali
Là một loại khoáng chất có tác dụng giúp cho cơ bắp và các dây thần kinh hoạt động ổn định, nhưng nếu bạn bị bệnh thận thì lượng kali dư thừa trong cơ thể sẽ không được lọc, mà hàm lượng kali trong máu tăng cao có thể gây nên các tình trạng xấu về tim. Do đó, cũng giống như natri, bạn không nên dung nạp nhiều hơn 2gram kali mỗi ngày.
Ăn gì bổ thận? Trong dinh dưỡng, kali tồn tại nhiều trong các loại trái cây và rau như bơ, dưa, chuối, khoai tây… Người bệnh thận nên tăng cường sử dụng các loại quả và thực phẩm có hàm lượng kali thấp như việt quất, táo, dâu tây, mận, dứa, mâm xôi, súp lơ, bắp cải…
Canxi và phốt pho
Canxi và phốt pho là hai loại khoáng chất cần cho xương luôn được chắc khỏe, nhưng nếu hàm lượng các chất này trong máu bị dư thừa do thận suy giảm chức năng lọc và đào thải thì người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim. Ngược lại, nếu lượng canxi trong máu không đủ, cơ thể bạn sẽ rút canxi từ trong xương ra, từ đó khiến xương bị suy yếu và dễ bị phá vỡ cấu trúc hơn.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, lượng phốt pho mà bạn nên duy trì trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh thận là 800 – 1000mg mỗi ngày.
Protein
Cũng giống như các dưỡng chất trên, người mắc bệnh thận cũng nên hạn chế protein bởi chức năng thận suy giảm sẽ không thể giúp cơ thể đào thải được hết các chất sinh ra trong quá trình chuyển hóa protein được, từ đó để lại những ảnh hưởng cực kỳ xấu cho sức khỏe. Tuy nhiên, với những bệnh nhân đang tham gia vào quá trình điều trị và tiến hành lọc máu thì nhu cầu protein lại cao hơn đấy nhé.
Ăn gì bổ thận?
Để tốt cho thận, bạn cần bổ sung vào chế độ dinh dưỡng các loại thực phẩm giúp cung cấp đầy đủ các loại dưỡng chất kể trên, ví dụ như: Súp lơ, quả việt quất, cá vược, nho đỏ, lòng trắng trứng, tỏi, kiều mạch, dầu oliu, bắp cải, thịt gà không da, ớt chuông, hành tây, hạt mắc ca, củ cải, dứa, quả nam việt quất, nấm Shiitake… và nhiều loại thực phẩm khác nữa.
Lời kết
Hy vọng rằng những kiến thực trên đây thực sự hữu ích cho bất kỳ ai, đặc biệt là những người đang mắc hoặc có nguy cơ mắc phải các căn bệnh liên quan đến thận. Việc khám phá vấn đề ăn gì bổ thận cũng như biết được chế độ ăn uống dinh dưỡng tốt cho thận sẽ giúp bạn đảm bảo sức khỏe luôn tốt nhất.