Sầu riêng là món khoái khẩu có tương đối nhiều người. Vị ngọt, ngậy, béo và mùi thơm đặc trưng của loại trái này khiến nhiều người “say đắm” nó. Tuy vậy, dù là loại trái cây yêu thích nhưng bạn vẫn nên tìm hiểu Sầu riêng kỵ với gì nhất? Sầu riêng kỵ nước gì Sầu riêng có chất gì? Những đối tượng nào nên ăn sầu riêng tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ? Hoặc những loại nước uống nào để không bị “phản tác dụng” khi ăn. Cùng Chế Độ Ăn tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!
Sầu riêng có chất gì?
Xét về khía cạnh bổ sung các chất dinh dưỡng thì sầu riêng là một trong các loại trái cây rất tốt cho sức khỏe. Ví dụ, nếu bạn ăn 234gr sầu riêng thì bạn có thể tiếp thu khoảng 20% lượng carb cần trong 1 ngày. Điều này giúp cơ thể cung cấp năng lượng cho một ngày dài hoạt động.
Cụ thể: Trong 243 gram sầu riêng sẽ cung cấp:
- Calo: 357
- Chất xơ: 9 gram
- Carb: 66 gram
- Chất béo: 13 gram
- Protein: 4 gram
- Vitamin B6: 38% của DV (giá trị dinh dưỡng hàng ngày)
- Vitamin C: 80% của DV
- Thiamine: 61% của DV
- Kali: 30% của DV
- Mangan: 39% của DV
- Riboflavin: 29% của DV
- Folate: 22% của DV
- Niacin: 13% của DV
- Đồng: 25% của DV
- Magiê: 18% của DV
Nhờ vào bảng thành phần dinh dưỡng này mà sầu riêng đã trở thành một trong những loại trái cây bổ dưỡng nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, nó còn chứa các hợp chất thực vật có lợi như carotenoids, anthocyanin, polyphenol và flavonoid.
Nếu như bạn đang cần bổ sung năng lượng cho cơ thể thì ⅕ trái sầu riêng đã bổ sung năng lượng cần thiết cho cả 1 ngày dài. Ngoài ra, hầu hết vitamin B và C có trong sầu riêng giúp giảm cholesterol, cải thiện lưu lượng máu và hỗ trợ chữa lành vết thương. Bên cạnh đó, hàm lượng kali phong phú còn giúp ích không nhỏ cho cơ thể.
Thêm một công dụng của sầu riêng nữa mà bạn nên biết chính là loại quả chứa nhiều thiamin – mà không phải mẫu quả nào cũng có được như thế.
Chất này có công dụng giúp cơ chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng và hỗ trợ trong phát triển cơ bắp và sức khỏe thần kinh. Cụ thể như bạn đang muốn bổ sung Thiamin thì hãy ăn ngay sầu riêng vì 1 phần sầu riêng chứa khoảng 30% lượng Thiamin khuyến cáo tốt cho cơ thể.
Đặc biệt, sầu riêng còn chứa photphat (axit pholic) đây là chất tốt giúp cơ thể hỗ trợ ngăn ngừa tim mạch, hỗ trợ chức năng não. Thông thường, 1 phần sầu riêng chứa khoảng 20% nhu cầu photphat hàng ngày cho cơ thể.
Sầu riêng kỵ món gì?
Tuy là một loại trái cây có nhiều chất tốt cho sức khỏe nhưng vẫn có một vài món cần lưu ý khi ăn với sầu riêng, chẳng hạn như:
Một số loại thịt
Nếu bạn đang thắc mắc rằng sầu riêng kỵ với những món nào thì các loại thịt sẽ là một trong những món bạn nên “né” ra khi ăn sầu riêng nhé.
Bởi vì sầu riêng là thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo, trong khi các loại thịt gà, thịt heo, thịt bò,.. lại giàu đạm. Chất đạm nhiều sẽ khiến tăng cholesterol trong máu, từ đó ảnh hưởng đến tình trạng mạch máu.
Hải sản
Thực tế, các loại hải sản đều có tính hàn, trong khi đó hải sản lại có tình nóng, vì vậy kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau là không nên, sẽ khiến người ăn bị lạnh bụng, tiêu chảy.
Trái vải
Trong Đông y, vải được xem là thực phẩm có tính nóng, vì vậy khi kết hợp với sầu riêng sẽ khiến tăng huyết áp, cơ thể khó chịu.
Ngoài ra, hẹ, bí ngô, cà tím các gia vị cay nóng,… cũng không nên kết hợp với sầu riêng vì các thực phẩm này đều có tính nóng, dễ gây nóng trong cho cơ thể, khiến cơ thể nổi mụn, táo bón hoặc thậm chí tăng nguy cơ ngộ độc cho cơ thể.
Măng cụt
Măng cụt có tính mát. Do vậy nhiều người nghĩ rằng măng cụt sẽ giúp làm giảm tính nóng của sầu riêng. Nhưng thực tế là hoàn toàn không nhé.
Không có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều này là đúng. Việc kết hợp 2 loại trái cây này có thể khiến cơ thể bị táo bón. Vì cả sầu riêng và măng cụt đều là thực phẩm giàu cellulose, chất này sẽ hấp thụ nước và sưng dần lên trong ruột và dạ dày, gây ra tình trạng táo bón và tắc ruột.
Sầu riêng kỵ với nước gì?
Sầu riêng tuy ngon nhưng lại hơi “kén” nước. Vì vậy, hãy lưu lại một số món nước kỵ với sầu riêng khi ăn để tránh “rước họa vào thân” nhé!
Sữa bò
Khi ăn sầu riêng, nếu uống cùng sữa bò sẽ gây nên cảm giác khó chịu, nếu còn ở mức độ nặng sẽ gây ngộ độc, nâng cao áp huyết, nhồi máu cơ tim và dẫn đến tử vong.Vì vậy, tuyệt đối đừng uống sữa bò trong khi ăn sầu riêng nhé.
Tuy nhiên, nếu lỡ may kết hợp sầu riêng và sữa bò và cơ thể cảm thấy khó chịu thì nên đến bệnh viện để kiểm tra đường ruột kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe.
Coca
Thông thường, nhiều người cho rằng, ăn sầu gây cảm giác đầy hơi, vì vậy, coca là một thức uống được nhiều người chọn khi ăn sầu riêng. Tuy nhiên, sầu riêng và coca là 2 loại thực phẩm tuyệt đối không nên kết hợp.
Vì trong coca có chứa caffein, nếu kết hợp sầu riêng với coca có thể gây ra phản ứng hóa học, phản ứng này tạo ra những chất độc, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim và tử vong.
Cà phê
Cà phê chứa các chất caffein. Nếu kết hợp caffein và một lượng lớn sulfur có trong sầu riêng sẽ làm ức chế hoạt động của men aldehyde dehydrogenase trong cơ thể. Hậu quả là 70% chất oxy hóa trong tế bào không được chuyển hóa, từ đó gây độc cho cơ thể.
Ai không nên ăn sầu riêng?
Ngoài việc tránh các loại thực phẩm, nước uống kỵ với sầu riêng thì một số đối tượng dưới đây cũng nên cân nhắc khi ăn loại trái cây này như:
- Sầu riêng có đặc tính nóng, gây đờm. Do vậy những người đang bị ho, cảm lạnh, đau họng, âm hư, khí quản nhạy cảm, trĩ, táo bón thì không nên ăn sầu riêng.
- Kế đến là những người tỳ vị yếu, ăn nhiều sầu riêng sẽ dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
- Ngoài ra, một trái sầu riêng có chỉ số đường khá cao (có thể lên đến 70%), và giàu calo, cholesterol. Vì vậy, ngay sau khi ăn xong sầu riêng, đường huyết sẽ tăng cao nhanh nên đây là loại trái cây nên kiêng đối với các bệnh nhân bị tiểu đường. Và người bệnh béo phì, bệnh huyết áp cao và người có chỉ số cholesterol máu cao cũng không nên ăn sầu riêng.
- Trong sầu riêng chứa hàm lượng kali cao, do vậy những người mắc bệnh thận và tim nên hạn chế ăn vì kali bị ứ đọng lại trong cơ thể khi bị thận sẽ gây nguy hiểm vì làm tim loạn nhịp, dẫn tới tim ngừng đột ngột, gây tử vong bất cứ khi nào mà không có triệu chứng thông báo trước.
- Người móng trong cũng không nên ăn sầu riêng vì nếu ăn sẽ càng làm tình trạng nóng trong thêm trầm trọng, khiến dễ nổi mụn, táo bón.
- Bệnh nhân có khối u phụ khoa hoặc đang có vấn đề tuyến tiền liệt, đang viêm nhiễm thì không nên ăn sầu riêng.
- Cuối cùng là giàu riêng giàu cellulose nên người già hạn chế ăn vì có thể gây tắc ruột, táo bón. Cùng với đó, người trẻ cũng không nên ăn quá nhiều sầu riêng vì có thể gây đầy hơi, buồn nôn, kho tiêu. Với người có cơ thể khỏe mạnh và không mắc các bệnh trên thì một ngày chỉ nên ăn khoảng 2 múi sầu riêng là đủ, ngoài ra nên kèm thêm các loại trái cây có vị mát như thanh long để cơ thể được cân bằng hơn.
Lời kết
Trên đây là tất cả kiến thức để giải đáp thắc mắc sầu riêng kỵ với gì nhất? [Sầu riêng kỵ nước gì] [Sầu riêng có chất gì?], những điều cần biết khi ăn sầu riêng là gì. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng hơn về loại trái cây này và giảm thiểu được rủi ro khi ăn chúng.