Hoa đậu biếc vừa không chỉ mang đến vẻ đẹp cuống hút mà nó còn mang đến những tác dụng đặc biết tốt với sức khoẻ. Cùng chuyên mục dinh dưỡng của Chế Độ Ăn tìm hiểu ngay nhé!
Hoa đậu biếc là gì?
Hoa đậu biếc là loại hoa có sắc xanh mang vẻ đẹp cuốn hút cùng với những ý nghĩa đặc biệt, sâu sắc. Những bông hoa đậu biếc là đại diện sự duyên dáng, vừa nhẹ nhàng vừa mang đến cảm giác thân thuộc, gần gũi.
- Các tên gọi khác của hoa: Bông biếc, hoa mắt biếc, hoa đậu tím, hoa ngọc biếc…
- Tên khoa học là Clitoria ternatea
- Họ khoa học là Thuộc họ Đậu (Fabaceae).
Đặc điểm của hoa đậu biếc
Nguồn gốc của cây đậu biếc được nghiên cứu có xuất xứ từ châu Á. Hiện tại đã được phân bố ở khắp thế giới, nhất là ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,…
Ở Việt Nam, hoa đậu biếc thường thấy ở hàng rào, sân vườn, công viên… Tùy vào địa phương, mà cả cây hoa đậu biếc có thể dùng cây làm cảnh, che bóng mát, dùng làm phân bón, che phủ, cải tạo đất.
Đậu biếc thích hợp sinh sống và phát triển mạnh mẽ ở nơi có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Có khả năng chịu nắng tốt, với nhiệt độ trung bình khoảng 30 độ C và được nhân giống bằng hạt.
Cách phân biệt hoa đậu biếc
Đậu biếc là loại cây thân thảo, mềm, sống nhiều năm, thường leo nơi hàng rào tạo thành giàn hoa thích hợp để trang trí đẹp mắt. Lá mọc đối, dạng bầu dục có sắc xanh đậm. Phiến lá có gân nổi rõ cùng lông tơ bao phủ, cuống dài.
Hoa mọc thành chùm ở nách lá. Cánh hoa có thể thuộc loại cánh đơn hoặc cánh kép. Trong thực tế, màu sắc hoa đậu biếc khá đa dạng có thể xanh lam đậm, trắng, nhưng có lẽ phổ biến nhất và hơn cả là sắc xanh tím. Hương hoa đậu biếc có mùi dịu nhẹ đặc trưng, nếu ngâm vào trong nước thời gian lâu sẽ tạo thành loại nước màu xanh biếc, hầu như không có vị.
Quả dẹt, dài khoảng 5cm, lúc non có sắc xanh, chuyển nâu đậm dần khi về già. Bên trong quả có khoảng 6-10 hạt, đen và bóng.
Tác dụng của hoa đậu biếc đối với sức khỏe
Và đây chính là 9 tác dụng tuyệt diệu của hoa đậu biếc đối với sức khỏe:
Làm đẹp: Đẹp da, đẹp tóc, chống lão hóa, chống béo phì
Hoạt chất trong hoa Đậu biếc góp phần cải thiện sức khỏe tế bào. Đậu biếc cũng làm máu lưu thông tốt hơn đến mọi ngóc ngách cơ thể để giúp nuôi dưỡng tốt da lông, làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa rụng tóc và làm cho tóc đen trở nên bóng mượt.
Hơn nữa, anthocyanin có trong Đậu biếc có thể ức chế được phản ứng peroxy hóa lipid, ngăn cản sự tích tụ chất béo trong nội tạng giúp cho vóc dáng được thon thả, tránh béo phì. Ở Thái Lan, thiếu nữ tại đây thường truyền tụng cách làm đẹp bằng cách uống trà hoa Đậu biếc thường xuyên.
Ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư
Khả năng chống oxy hóa cao của Đậu biếc giúp giảm tối đa sự hình thành các gốc tự do, ngăn chặn các tác động có hại của các gốc tự do gây ra đối với cơ thể.
Ngoài ra, hoạt chất trong hoa Đậu biếc còn có công năng ổn định di thể trong nhân tế bào, giúp bảo vệ màng tế bào, tăng cường và hỗ trợ khả năng nhận diện ung thư của bạch cầu và thực bào nên góp phần hạn chế được sự phát triển các tế bào ung thư và bảo vệ bệnh nhân trong quá trình xạ trị.
Mặt khác, trong phòng thí nghiệm, chất cliotide của hoa Đậu biếc có khả năng ức chế tế bào ung thư một cách đầy ấn tượng.
Tăng cường miễn dịch
Màu xanh của hoa Đậu biếc có hoạt chất anthocyanin giúp tăng cường bảo vệ DNA và lipid peroxidation khỏi các tổn thương và tăng sản xuất cytokine để tăng hệ miễn dịch cho cơ thể.
Tính kháng khuẩn
Cliotide có trong hoa Đậu biếc có khả năng kháng khuẩn invitro chống lại khuẩn E. coli , K. pneumoniae cũng như là P. aeruginosa.
Tốt cho tim mạch
Hoa Đậu biếc góp phần cải thiện đáng kể nguy cơ tử vong do động mạch vành vì các hoạt chất trong hoa giúp bảo vệ thành mạch, ngăn ngừa xơ cứng mạch máu, làm giảm thuyên tắc máu ngăn ngừa huyết khối não và giảm huyết áp đáng kể.
Hữu ích cho bệnh tiểu đường
Hoa Đậu biếc cũng có thể giúp làm tăng tiết insulin đồng thời kiểm soát lượng đường trong máu và làm giảm một phần khả năng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Cải thiện thị lực
Việc tăng cường máu đến các cơ quan trong cơ thể cũng giúp cho dòng chảy của máu qua các mao mạch của mắt đồng thời được cải thiện, làm mắt được bảo vệ tốt và thị lực cũng được tăng lên. Mắt được bảo vệ giúp tránh được những tổn thương do các gốc tự do nên làm chậm được sự tiến triển của tình trạng đục thủy tinh thể, giúp điều trị những tổn thương của võng mạc.
An thần, giảm lo âu, ngừa trầm cảm
Hoa Đậu biếc cũng được tìm hiểu là có tác dụng an thần, giảm lo âu, ngừa trầm cảm. Điều này được lý giải là do sắc màu xanh của hoa. Đây là lý luận từ Ayurveda Ấn Độ và Trung Y.
Tăng cường sức khỏe, bớt mệt mỏi, giảm căng thẳng
Trong các món ăn, thức uống được làm từ hoa Đậu biếc đã có những hoạt chất có ích nên hiển nhiên cơ thể cũng sẽ được tăng cường sức khỏe, bớt mệt mỏi. Lúc uống trà hoa Đậu biếc, người uống sẽ có cảm giác khoan khoái, thư giãn khi ngắm nhìn màu xanh biếc hoặc màu tím ngắt hay sắc hồng hồng của trà sau những giờ làm việc căng thẳng.
Cách sử dụng hoa đậu biếc
Vậy làm thế nào để có thể sử dụng hoa đậu biếc một cách tốt nhất?
Cách sử dụng hoa khô
Mỗi ngày ta lấy khoảng 5 hoa khô, pha cùng với 200-400 ml nước sôi để uống. Sau khoảng thời gian ngắn, ta thu được dung dịch có màu xanh biếc đặc trưng cùng mùi hương nhẹ nhàng.
Đây cũng có thể được xem là bài thuốc dân gian đơn giản mà hiệu quả, nhằm hạn chế được các tác dụng không mong muốn từ các phương pháp điều trị khác.
Cách sử dụng hoa tươi
Trong ẩm thực hằng ngày, dân gian dùng hoa đậu biếc tươi với mục đích chủ yếu tạo màu sắc thực phẩm. Bởi lẽ, màu sắc đặc trưng của hoa giúp làm tăng thêm sự hấp dẫn của các món ăn, thay thể màu tổng hợp bằng hương liệu thực vật, bảo vệ sức khỏe. Một số món ăn có thể kể đến như là sữa, bánh, rau câu, xôi, mứt…
Lưu ý khi sử dụng hoa đậu biếc
- Mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 1-2 gram hoa khô tức khoảng 5-10 bông.
- Không nên sử dụng dung dịch hoa đậu biếc được ngâm quá lâu do có thể làm mất đi hương vị và màu sắc vốn có cũng như cả công dụng của hoa.
- Nhiệt độ lý tưởng để pha trà là nước ở nhiệt độ khoảng 90 độ C. Bởi lẽ nếu nước có nhiệt độ quá cao rất dễ làm mất đi hương vị của hoa và cũng có thể làm ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.
Một số trường hợp cần lưu ý cẩn thận khi sử dụng loại thực vật này. Cụ thể như sau:
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú
- Phụ nữ đang trong giai đoạn hành kinh nguyệt.
- Người đang dùng các loại thuốc chống đông máu hay đang chuẩn bị cho các ca phẫu thuật (thời gian khoảng 2 tuần).
- Các trường hợp có huyết áp và đường huyết thấp cần cẩn trọng.
- Phần hạt đậu biếc chứa đến 12% chất dầu, có độc tính. Nên cần cẩn thận, bởi nếu nuốt phải quá nhiều sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, tiêu chảy.
Xem thêm:
- Tác dụng của lá tía tô, cách nấu nước lá tía tô và lưu ý khi sử dụng
- 10 Tác dụng của vitamin E và cách sử dụng vitamin E hiệu quả
- 6 tác dụng của đông trùng hạ thảo đối với sức khỏe con người
Trên đây chính là những chia sẻ quý báu về các tác dụng của hoa Đậu biếc đối với sức khoẻ mà Chế Độ Ăn đã tổng hợp để gửi đến các bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích và là tài liệu tham khảo có giá trị cho hành trình cải thiện sức khoẻ của bạn. Chúc bạn một ngày tốt lành!