Chắc chắn bạn đã một lần nghe đến tên của loại lá tía tô, một loại lá rất thường xuyên được sử dụng ở miền Nam. Vậy đâu là tác dụng của lá tía tô và cách nấu nước gồm những gì hay có lưu ý nào cần nhớ khi sử dụng không? Cùng chuyên mục Dinh dưỡng tìm hiểu vấn đề này nhé!
Lá tía tô là lá gì?
Lá tía tô hay còn gọi là Tô diệp (lá), Tử tô (hạt), Tô ngạnh có tên khoa học đó là Perilla frutescens và thuộc họ bạc hà Lamiaceae. Đây là một loại cây truyền thống có nguồn gốc từ Đông Nam Á và từ vùng cao nguyên Ấn Độ. Cây tía tô được trồng chủ yếu ở bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản, Nam Trung Quốc và Ấn Độ như một loại cây rau gia vị phổ biến trong các món ăn.
Lá tía tô được phân loại theo tên các quốc gia như tía tô Việt Nam, tía tô Hàn Quốc, tía tô Nhật Bản, tía tô Trung Quốc,…
Đặc điểm của lá tía tô
Đặc điểm của lá tía tô là mọc đối, mép khía răng, mặt dưới có ánh tím tía, có khi hai mặt đều màu tía, nâu hay màu xanh lục và có lông nhám. Hoa tía tô nhỏ mọc ở đầu cành, thường có màu trắng hay ánh tím. Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông, trong đó loài tía tô mép lá quăn có giá trị sử dụng cao.
Cây tía tô mang đến nhiều công dụng được y học đánh giá cao đối với sức khỏe con người được dùng dưới dạng bài thuốc hoặc gia vị vào món ăn. Hầu hết các bộ phận của tía tô đều có thể dùng được. Các phần như cây bao gồm lá, cành, quả có thể dùng trực tiếp hoặc làm khô. Tía tô giúp thúc đẩy tiêu hóa khỏe mạnh, tăng miễn dịch, giải cảm, phòng chống bệnh theo mùa…
8 tác dụng của lá tía tô đối với sức khỏe
Cùng Chế Độ Ăn điểm ngay 8 tác dụng của lá tía tô đối với sức khoẻ nhé!
Hiệu ứng trên hệ hô hấp và đối với coronavirus
Một số các thí nghiệm chiết xuất thảo mộc đơn lẻ thường được sử dụng để điều trị các loại bệnh nhiễm trùng cấp tính, trong đó bao gồm cả lá tía tô, đã được sàng lọc về hoạt tính kháng virus tiềm năng chống lại virus SARS-CoV-2, loại virus gây ra COVID-19. Kết quả từ cuộc nghiên cứu trong ống nghiệm này chứng minh được khả năng của dịch chiết từ lá tía tô trong việc ức chế hiệu quả sự nhân lên của SARS-CoV-2 theo nhiều cách khác nhau.
Tác dụng chống dị ứng
Các chiết xuất có được từ trà lá tía tô và etanol có các hợp chất làm giảm các phản ứng dị ứng. Theo đó, lá tía tô có chứa glycoprotein đây là chất có thể ức chế hoạt động của hyaluronidase và sự phân hủy tế bào mast. Đồng thời, chiết xuất ethanol có trong lá tía tô cũng có khả năng làm giảm viêm đường thở cũng như tăng tiết liên quan đến bệnh hen suyễn.
Tác dụng hỗ trợ thần kinh
Sa sút trí tuệ được biết đến là một thuật ngữ chung dành cho tình trạng mất trí nhớ, ngôn ngữ, khả năng giải quyết vấn đề cũng các khả năng nhận thức khác gây cản trở cuộc sống hàng ngày của con người.
Trong đó, bệnh mất trí nhớ nổi bật nhất vẫn là bệnh Alzheimer, được đặc trưng bởi sự hình thành của các mảng beta-amyloid trong mô não. Axit béo Omega-3 có đặc tính chống oxy hóa cao và chống viêm đáng kể cũng như là nguồn năng lượng cho não bộ, tăng cường chức năng nhận thức có thể được cung cấp thông qua chiết xuất lá tía tô và hạt của loài thực vật này.
Giảm phiền muộn
Trong số các loại thảo mộc tự nhiên được sử dụng dùng để điều trị chứng trầm cảm, cây tía tô cũng là một trong những thành phần quan trọng không thể thiếu. Thật vậy, việc hít tinh dầu của tía tô có thể làm giảm các triệu chứng căng thẳng và còn mang đến những lợi ích chống trầm cảm.
Hiệu ứng trên hệ tim mạch
Tỷ lệ mắc bệnh tim mạch sẽ tăng cao khi xuất hiện rối loạn lipid máu. Theo đó, một chế độ ăn uống mà trong đó có nhiều axit béo không bão hòa, đặc biệt là axit béo omega-3, có liên quan chặt chẽ đến việc dẫn đến giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch lâu dài trong đời sống về sau. Và tác dụng này có thể thu nhận khi sử dụng một lượng lá tía tô nhất định qua từng ngày.
Hiệu ứng trên hệ tiêu hóa
Hiện nay có khoảng 20% dân số đã và đang gặp phải các triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa, ví dụ như đau thượng vị hay cảm giác khó chịu ở ổ bụng nói chung, đầy hơi và chậm tiêu. Một nghiên cứu thí điểm đã được tiến hành trên 50 người tham gia khỏe mạnh đang gặp khó chịu ở đường tiêu hóa và táo bón nhẹ. Họ đã được sử dụng chiết xuất lá tía tô và cho thấy kết quả cải thiện triệu chứng đáng kể so với giả dược.
Ngoài ra, những người bị hội chứng ruột kích thích hay bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể thấy giảm bớt khi tiêu thụ chiết xuất lá tía tô hàng ngày.
Chống ung thư
Một trong những tác dụng tuyệt vời của lá tía tô khi loại lá này có chứa một lượng lớn luteolin. Thành phần này có bản chất đóng vai trò tương tự như một chất chống oxy hóa flavonoid. Ngoài ra, các hợp chất triterpene và axit rosmarinic có rất nhiều trong tía tô có bằng chứng chống lại các tế bào ung thư tiềm ẩn trong cơ thể.
Ổn định các bệnh lý tự miễn dịch
Dầu hạt tía tô trong số các loại dầu thực vật khác bao gồm các loại đậu tương, hạt bí ngô và hạt ví có chứa nhiều axit omega-3 alpha-linolenic, chất này rất hữu ích để kiểm soát các tình trạng tự miễn dịch ví dụ như viêm khớp dạng thấp, lupus và hen suyễn.
Theo một nghiên cứu thì các bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn có thể đáp ứng tốt với phương pháp điều trị bằng dầu hạt tía tô nhờ vào tía tô khi lá này có tác dụng ức chế sự co thắt đường thở để phản ứng với chất kích thích hít phải. Đồng thời, dầu hạt tía tô cũng gây ức chế sự di chuyển của các tế bào bạch cầu vào phổi qua đó giúp ngăn ngừa sốc phản vệ – một tình trạng đáp ứng miễn dịch một cách bất thường có mức độ nghiêm trọng và có nguy cơ đe dọa tính mạng nếu không được cứu chữa tức thời.
Cách nấu nước lá tía tô
Sau đây là một trong những cách nấu nước lá tía tô phổ biến nhất, cùng Chế Độ Ăn tham khảo nhé:
- Lá tía tô ngâm với nước muối pha loãng sau đó rửa sạch.
- Đun sôi 2,5 lít nước lọc rồi sau đó cho lá tía tô vào.
- Đậy kín nắp, để hỗn hợp này sôi khoảng 2 phút thì tắt bếp, rồi để nguội.
- Sau đó, cắt 3 lát chanh tươi vào bình, đậy nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để uống suốt cả ngày.
- Nên uống trước ba bữa chính khoảng 10 đến 30 phút để ngăn ngừa hấp thu chất béo, đồng thời giảm lượng thức ăn thu nạp vào.
Một số lưu ý khi sử dụng lá tía tô
- Tác dụng của uống nước lá tía tô thường là khá chậm, do đó bạn cần hết sức kiên nhẫn trong quá trình điều trị bệnh.
- Không nên uống quá nhiều nước lá tía tô bởi nó sẽ khiến bạn bị đầy hơi, chướng bụng cũng như gây ra một số tác dụng phụ không tốt trên cơ thể.
- Nên bảo quản nước lá tía tô trong tủ lạnh khi bạn không dùng đến, tối đa 24 giờ. Bởi lẽ nếu càng để lâu, các dưỡng chất trong nước lá tía tô sẽ bị mất đi tác dụng dần.
- Uống nước lá tía tô trước khi ăn khoảng 30 phút sẽ cho hiệu quả cao nhất, để ngăn ngừa hấp thu chất béo, đồng thời giảm lượng thức ăn thu nạp vào.
- Trẻ em và phụ nữ mang thai có thể uống nước lá tía tô với liều lượng vừa phải, có kiểm soát sẽ tốt cho sức khỏe.
Xem thêm:
- Ăn gì bổ thận? Khám phá chế độ dinh dưỡng tốt cho thận bạn nên biết
- Ăn gì để giảm mỡ bụng? TOP thực phẩm ăn giảm mỡ bụng hiệu quả
- Ăn gì trước khi tập gym? Danh sách đồ ăn cho người đi tập gym tốt nhất
Vậy là bạn đã cùng Chế Độ Ăn tìm hiểu những công dụng tuyệt vời của lá tía tô đối với sức khoẻ hàng ngày. Hy vọng rằng bài viết này của Chế Độ Ăn đã mang đến những thông tin cần thiết cho những ai đang có ý định sử dụng lá tía tô để điều trị. Chúc bạn thành công và có một ngày tốt lành?