Quả sung là một loại quả được ứng dụng rất nhiều trong phương pháp điều trị bệnh. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ những đặc điểm và tác dụng của quả sung hay chưa? Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tác dụng của quả sung cũng như ứng dụng của nó trong việc điều trị và ngăn ngừa bệnh tật. Hôm nay, hãy cùng chuyên mục Dinh dưỡng của Chế Độ Ăn tìm hiểu ngay nhé!
Quả sung là quả gì?
Quả sung là một loại quả rất phổ biến. Nó còn có rất nhiều tên gọi khác nhau như vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả, phẩm tiên quả, nãi tương quả, mật quả… Loại quả này thuộc họ dâu tằm. Quả sung có hình dáng giống như một giọt nước và kích thước rất nhỏ, chỉ bằng ngón tay. Thịt quả có màu hồng và vị ngọt nhẹ, mềm, dai và có hạt hơi giòn, có thể ăn được.
Quả sung thường mọc theo chùm và được trồng ở khắp các làng quê Việt Nam. Sung đến mùa thường rất sai quả, một chùm có thể có hơn 50 quả.
Quả sung được trồng rất nhiều ở các làng quê Việt Nam
Các loại quả sung
Dựa theo nguồn gốc xuất xứ, quả sung được chia làm 2 loại chính, là sung ta và sung Mỹ. Trong đó, loại sung ta có kích thước nhỏ, bao gồm 2 loại là sung tẻ và sung nếp. Quả sung nếp mọc đồng đều hơn và có vị đậm hơn so với sung tẻ. Do đó, rất nhiều người thường lựa chọn trồng cây sung nếp.
Loại sung ta
Loại sung ta được trồng chủ yếu để lấy bóng mát. Trong khi đó, sung Mỹ lại có lợi thế hơn về cho quả. Kích thước của cây sung Mỹ không quá lớn mà chỉ ngang với đầu người. Với loại sung Mỹ, bạn có thể tận dụng để thu quả hoặc lấy lá đều rất phù hợp.
Loại sung Mỹ
Giá trị dinh dưỡng của quả sung
Trong quả sung có hàm lượng giá trị dinh dưỡng rất cao. Tuy có kích thước nhỏ nhưng đây lại là loại quả chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Theo các nghiên cứu khoa học, bên trong quả sung có chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citric acid, malic acid, auxin, các nguyên tố vi lượng như canxi, phot pho, kali… và một số vitamin như C, B1, B6…
Trong quả sung tươi chứa rất ít calo và chứa một lượng đường tự nhiên. Trong khi đó, quả sung khô lại chứa nhiều đường và giàu calo hơn, vì đường sẽ trở nên cô đặc khi quả được sấy khô.
Quả sung có hàm lượng giá trị dinh dưỡng rất cao
Cách phân biệt quả sung và quả ngái
Nhiều người thường dễ nhầm lẫn quả sung và quả ngái vì vẻ ngoài của chúng có nét tương đồng với nhau. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, bạn vẫn có thể nhận ra sự khác biệt giữa 2 loại quả này.
- Quả sung mọc thành chùm và có màu cam ánh đỏ khi chín. Đường kính của quả sung từ 2 – 2,5cm. Phần gốc quả thu nhỏ thành cuống, lỗ chân lông trên đỉnh hình rốn, phẳng.
- Trong khi đó, quả ngái có cuống và mọc trên một nhánh cây ngắn, đặc biệt ít khi có lá. Quả ngái có lông nhám, đường kính từ 1 – 2cm. Lúc chín sẽ có màu vàng. Quả ngái nếu ăn sống có thể gây tình trạng ngộ độc.
Giữa quả sung và quả ngái có một số điểm khác biệt về vẻ ngoài
Ăn quả sung xanh có tốt không?
Bên trong quả sung xanh có chứa hàm lượng chất xơ rất cao. Do đó khi ăn quả sung xanh, đường ruột sẽ dễ dàng đảo thải các chất thừa ở trong dạ dày. Loại quả này rất tốt cho những ai đang muốn giảm cân. Mặt khác, trong quả sung xanh cũng có nhiều chất chát. Chất này có tác dụng giúp bạn no lâu và giảm cảm giác thèm ăn.
Ngoài tác dụng hỗ trợ giảm cân thì quả sung xanh còn giúp bạn ổn định huyết áp, tăng độ bền chắc của xương, ngăn ngừa táo bón, giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn,… Như vậy, ta có thể thấy là ăn quả sung xanh mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tác dụng của quả sung xanh đối với sức khỏe
Uống nước quả sung phơi khô có tác dụng gì?
Quả sung có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe của chúng ta. Không chỉ là một loại trái cây thông thường, nó còn được ứng dụng rất nhiều trong việc ngăn ngừa, điều trị một số bệnh. Quả sung chín hay quả sung khô đều có những công dụng hữu ích khác nhau. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc uống nước quả sung khô đều được.
Nước từ quả sung khô có những công dụng như sau:
Chữa viêm loét dạ dày
Quả sung có vị ngọt thanh, có tác dụng nhuận tràng, làm sạch ruột. Từ đó cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, tiêu viêm. Vì vậy, nó được sử dụng rộng rãi trong việc chữa các bệnh về viêm loét dạ dày, đau dạ dày.
Uống nước từ quả sung phơi khô sẽ giúp cơ thể tăng cường miễn dịch. Nhờ đó có thể chống lại vi khuẩn Hp xâm nhập, đào thải được độc tố ra khỏi cơ thể. Đồng thời, nó còn kích thích đường ruột, sản sinh nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa và sát trùng, diệt khuẩn.
Uống nước quả sung khô có thể chữa viêm loét dạ dày
Ngăn ngừa táo bón hiệu quả
Với hàm lượng chất xơ, khoáng chất, vitamin rất cao, nước từ quả sung khô giúp cải thiện việc nhuận tràng và ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Quả sung phơi khô đem nấu nước còn làm giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, giảm tình trạng sưng đau, sung huyết.
Hỗ trợ giảm cân, chống béo phì
Trong quả sung có rất nhiều chất xơ hòa tan. Nó giúp cho lượng mỡ tích tụ trong cơ thể giảm đi đáng kể. Việc sử dụng nước sung phơi khô kết hợp với những bài tập thể dục sẽ đem lại hiệu quả giảm cân vượt trội. Từ đó giúp chị em ngày càng tự tin hơn với cân nặng, vóc dáng của mình, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.
Hỗ trợ cho người bị bệnh tiểu đường
Quả sung là loại quả có chất xơ, vitamin với hàm lượng cao. Từ đó giúp kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường ở bệnh nhân tiểu đường tuýt 2. Ngoài chất xơ, trong quả sung còn chứa lượng kali khá lớn. Lượng kali này giúp ổn định đường huyết bằng cách điều hòa lượng insullin thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường.
Phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim
Uống nước quả sung phơi khô sẽ giúp bạn giảm nồng độ của các cholesterol xấu trong cơ thể. Vì trong quả sung chứa các hoạt chất Omega3, 6 và Phytosterol. Ngoài ra, các dưỡng chất, vitamin có trong quả sung sẽ giúp cơ thể điều hòa nhịp tim, giảm áp lực máu tác động lên thành mạch máu. Nhờ đó, ta có thể phòng tránh các tình trạng mệt mỏi, khó chịu, đặc biệt là nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Các dưỡng chất, vitamin có trong quả sung giúp cơ thể điều hòa nhịp tim
Phòng ngừa các bệnh ung thư
Quả sung có chứa hoạt chất benzaldehyde, có tác dụng ức chế các tế bào ung thư như ung thư dạ dày, đại tràng,… Việc kết hợp sử dụng giữa nước sung phơi khô và phương pháp điều trị ung thư có thể giúp bệnh nhân đạt hiệu quả điều trị đáng mong đợi. Ngoài ra, nhờ tác dụng chống oxy hóa, chống lại các gốc tự do của quả sung, nên loại quả này còn giúp chị em phụ nữ ngăn ngừa ung thú vú sau mãn kinh.
Tăng cường sức khỏe cho người cao huyết áp
Hàm lượng kali trong quả sung sẽ tác động có lợi đến tim mạch. Bởi vì kali giúp giảm lượng natri thông qua nước tiểu. Một chế độ ăn có chứa nhiều nartri sẽ gây ra tình trạng cao huyết áp. Vì vậy, việc bổ sung kali trong quả sung là vô cùng cần thiết, vì nó giúp điều hòa, kiểm soát cao huyết áp.
Chữa viêm phế quản
Nhựa của quả sung có công dụng giảm đau, làm dịu họng và bảo vệ mạch hầu rất hiệu quả. Nếu chúng ta sử dụng nước quả sung phơi khô thì sẽ giúp giảm áp lực ở dây thanh quản và ngăn ngừa bệnh viêm phế quản.
Giúp giảm đau, giúp xương chắc khỏe
Đối với những ai thường xuyên đau nhức xương khớp, nước của quả sung khô có tác dụng tăng cường lưu thông máu, từ đó giảm đau nhức hiệu quả. Quả sung phơi khô có chứa hàm lượng canxi cao, giúp bảo vệ xương chắc khỏe, hạn chế đau nhức. Đồng thời, nó còn góp phần hồi phục chấn thương về xương khớp.
Ngoài việc sử dụng nước quả sung khô, bạn cũng nên thường xuyên tập thể dục thể thao, nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý. Như vậy sẽ giúp bạn nhanh chóng có một sức khỏe tốt và dẻo dai.
Uống nước quả sung khô kết hợp với thể dục thể thao sẽ giúp xương chắc khỏe
Tăng cường sức khỏe cho sản phụ thiếu sữa
Rất nhiều chị em phụ nữ thường xuyên gặp tình trạng thiếu sữa sau khi sinh. Lúc này, bạn có thể cân nhắc sử dụng nước từ quả sung phơi khô. Uống nước của loại quả này có thể giúp tăng tiết sữa, tạo ra nhiều dưỡng chất tốt cho trẻ sơ sinh. Đây là một bài thuốc được ứng dụng từ lâu cho đến tận bây giờ.
Mỗi ngày nên ăn bảo nhiều quả sung?
Quả sung có tác dụng rất tốt cho sức khỏe và hệ miễn dịch của mỗi người. Mỗi ngày bạn có thể ăn từ 3 – 5 quả sung chín. Hoặc bạn cũng có thể chế biến sung thành nhiều món ăn khác nhau, kết hợp với các nguyên liệu dân gian. Đây là bài thuốc dân gian chữa bệnh khá hiệu nghiệm.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên vì thế mà ăn quá nhiều sung trong một ngày. Bởi vì ăn nhiều sung có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Đầy hơi, viêm da, xuất huyết, hay thậm chí là ngộ độc thực phẩm,…
Mỗi ngày bạn có thể ăn từ 3 – 5 quả sung chín
Những người không nên ăn quả sung
Mặc dù tác dụng của quả sung là điều không thể bàn cãi. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn loại quả này. Bạn cần tìm hiểu kỹ công dụng, chức năng của quả sung và xem thử nó có phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình hay không.
Những người gặp các vấn đề về sức khỏe cần hạn chế ăn sung, hoặc không thêm quả sung vào chế độ ăn uống hằng ngày của mình để đảm bảo an toàn. Ví dụ như:
Người bị sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang
Trong quả sung có chứa nhiều oxalate. Những người mắc bệnh thận khi ăn quả sung thì chất oxalate sẽ kết hợp với canxi tạo thành sỏi. Vì vậy, những ai mắc bệnh sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang nên hạn chế ăn loại quả này để tránh bệnh nghiêm trọng hơn.
Người bị sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang không nên ăn quả sung
Người có triệu chứng hạ đường huyết
Mặc dù tác dụng của quả sung có thể giúp kiểm soát đường huyết trong máu, nhưng những người đang có chứng hạ đường huyết nếu ăn quả sung nhiều sẽ phần nào làm mức đường huyết trong cơ thể hạ xuống mức thấp nhất.
Điều này gây ra các tính trạng như chóng mặt, đau đầu, run rẩy, tim đập nhanh, toát nhiều mồ hôi, thị lực giảm, cảm thấy cáu gắt và da bị tái nhợt. Vì vậy, những người đang có mức đường huyết thấp thì nên hạn chế ăn sung để tránh các tác hại không mong muốn.
Người có triệu chứng hạ đường huyết cần tránh ăn quả sung
Người có làn da nhạy cảm
Nếu bạn là người có làn da nhạy cảm, dễ dị ứng với một số loại hoa quả thì tốt nhất là không nên ăn quả sung. Vì như vậy rất dễ gây ra các tình trạng như viêm mũi, viêm màng kết và sốc phản vệ. Để biết bản thân có bị dị ứng loại quả này không thì bạn chỉ nên ăn thử một miếng nhỏ, nhai chậm rãi để xem cơ thể có biểu hiện gì không rồi mới tiếp tục ăn.
Người có làn da nhạy cảm nếu ăn quả sung sẽ rất dễ bị dị ứng
Người bị xuất huyết trực tràng, đau dạ dày
Đặc tính của quả sung chín là tính nóng. Nếu ăn nhiều có thể gây xuất huyết trực tràng hoặc đau dạ dày. Ngoài ra, những người đang mắc bệnh xuất huyết trực tràng thì tuyệt đối không nên ăn loại quả này vì sẽ làm cho cơ thể bị thiếu máu.
Nếu bạn muốn sử dụng quả sung trong điều trị bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh gặp phải những tác dụng phụ từ loại trái cây này.
Người bị xuất huyết trực tràng nếu ăn quả sung sẽ làm cho cơ thể bị thiếu máu
Một số cách chế biến quả sung ngon, đơn giản
Sung là loại trái cây ngon và rất bổ dưỡng. Ngoài ăn trực tiếp hoặc uống nước ép sung, bạn có thể chế biến quả sung thành những món ăn đơn giản nhưng không kém phần ngon miệng. Sau đây 3 cách chế biến quả sung ngon, đơn giản mà bạn có thể thử làm tại nhà.
Sung muối xổi
Nguyên liệu
- 200gr quả sung
- 1 muỗng canh muối
- Sả
- 2 quả ớt
- 1 củ tỏi
- 2 muỗng canh đường
- 1 muỗng canh giấm gạo
Cách làm sung muối xổi
- Đầu tiên, bạn hãy chuẩn bị một tô nước sạch, pha cùng một chút giấm và muối hạt to. Quả sung mua về rửa sạch, cắt cuống, thái lát mỏng rồi cho vào tô nước trên cho bớt nhựa. Sau đó rửa lại với nước sạch.
- Chuẩn bị một tô nước đun sôi để nguội khác, cũng được pha với những nguyên liệu giấm và muối (giấm pha nhiều hơn muối). Cho quả sung đã thái lát vào ngâm trong 15 phút. Trong quá trình ngâm, bạn hãy đặt trên mặt nước một cái đĩa sau đó đặt vật nặng lên trên để chèn cho quả sung luôn ngập trong nước.
- Sau khi ngâm xong, bạn vớt quả sung ra và ướp gia vị bao gồm: 20gr muối bột canh, 40gr đường, 40gr giấm, 1 quả ớt cắt miếng, 1 nhánh tỏi thái lát, 2 củ sả băm nhỏ. Trộn đều các gia vị, đổ sung vào hũ và chèn cho hỗn hợp đã pha ngập mặt sung. Sau đó ngâm sung ít nhất là 30 phút rồi mới ăn. Như vậy là bạn đã hoàn thành xong món sung muối xổi vô cùng đơn giản.
Món sung muối xổi
Cháo sung
Nguyên liệu
- 300gr quả sung
- 200gr gạo tẻ
- 200gr đường
Cách làm cháo sung
- Đầu tiên, bạn lấy gạo đi vo sạch. Chế nước ngập nồi cỡ 1 ngón tay rồi bắt lên bếp nấu ở mức lửa nhỏ để hạt gạo có thể nở đều, mềm. Quả sung thì đem đi rửa sạch, cắt thành từng lát mỏng rồi ngâm qua với nước muối loãng cho bớt đi vị chát và nhựa của quả sung.
- Sau khi ngâm xong, bạn vớt sung lên để ráo nước. Đợi khi cháo nở mềm thì tiếp tục cho sung vào nấu thêm 5 phút nữa. Nếu cháo đặc thì có thể thêm ít nước cho loãng ra. Cho đường vào cháo. Tùy theo khẩu vị của mỗi người mà bạn có thể cho nhiều hay ít. Khi cháo sôi trở lại thì tắt bếp. Bây giờ, bạn có thể múc cháo ra tô và thưởng thức món cháo sung thơm ngon, bổ dưỡng.
Món cháo sung
Sung kho thịt ba chỉ
Nguyên liệu
- 300gr thịt ba chỉ
- 300gr quả sung
- 5 củ hành tím
- 5 trái ớt tươi
- 110ml nước mắm
- 2 muỗng canh tương ớt
- 1/2 muỗng canh ngũ vị hương
- 1 muỗng canh rượu trắng
- 50ml dầu ăn
- Gia vị (đường, muối, bột ngọt, hạt nêm, tiêu…)
Cách làm món sung kho thịt ba chỉ
- Thịt ba chỉ mua về thì bạn rửa sạch. Có thể ngâm với nước muối loãng cùng 1 muỗng canh rượu trắng trong khoảng 15 phút để khử mùi. Sau đó rửa lại với nước sạch và để ráo. Cắt thịt thành từng miếng vừa ăn, độ dài khoảng 1/2 lóng tay. Quả sung rửa sạch với nước, cắt làm đôi và ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút, rửa lại với nước sạch rồi để ráo. Hành tím lột vỏ, cắt thành lát mỏng.
- Tiếp đến, bạn hãy bắc chảo lên bếp, cho vào một ít dầu ăn, đun nóng rồi cho hành tím vào phi thơm. Sau đó, đổ hành ra rây, chắt phần dầu và hành tím ra 2 chén khác nhau. Cho vào chảo khoảng 200ml nước lọc, 110ml nước mắm, 2 muỗng canh tương ớt, 4 muỗng canh đường, 1 muỗng canh hạt nêm, 1/2 muỗng canh bột ngọt, 1/2 muỗng canh ngũ vị hương và 1 ít tiêu. Đun sôi và khuấy đều cho hỗn hợp tan trong 5 phút.
- Tiếp tục cho thịt heo vào tô. Sau đó cho hỗn hợp trên vào ướp với thịt và hành phi khoảng 30 phút để thịt ngấm gia vị. Đổ toàn bộ phần thịt cùng quả quả sung, ớt vào nồi. Đun trên lửa lớn để hỗn hợp sôi bùng rồi mới để lửa nhỏ. Kho liu riu trong khoảng 20 phút để phần nước sốt kẹo lại, tiếp tục nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Như vậy là bạn đã hoàn thành xong món sung kho thịt ba chỉ vô cùng thơm ngon, hấp dẫn.
Món sung kho thịt ba chỉ
Xem thêm:
- 6 tác dụng của hoa tam thất, cách sử dụng và lưu ý khi sử dụng hoa tam thất bạn cần biết
- 9 tác dụng của quả bơ với sức khỏe, các lưu ý khi sử dụng bơ và món ăn ngon từ loại quả này
- Ăn chuối có tác dụng gì? 15 lợi ích bất ngờ từ quả chuối bạn nên biết
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong những tác dụng của quả sung trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh tật. Tùy theo sở thích, khẩu vị của mỗi người mà bạn có thể ăn trực tiếp, uống nước ép, hoặc chế biến thành các món ăn khác nhau. Dù là thưởng thức theo cách nào thì tác dụng của quả sung vẫn rất tốt cho sức khỏe. Đừng quên theo dõi Chế Độ Ăn để cập nhật thêm nhiều kiến thức dinh dưỡng các bạn nhé!