Bơ là một loại trái cây phổ biến trên toàn thế giới với hương vị thơm ngon, dễ ăn cùng hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Vậy nên đây là một trong những loại thực phẩm được yêu thích nhất bất kể độ tuổi và bất kể vị trí địa lý. Hôm nay, hãy cùng chuyên mục Dinh dưỡng của Chế Độ Ăn chia sẻ cho các bạn tác dụng của quả bơ và một vài thông tin cần thiết về loại trái cây này nhé!
Nguồn gốc, đặc điểm của bơ và các loại bơ phổ biến
Bơ là một loại quả nhiệt đới có nguồn gốc từ Mexico và Trung Mỹ. Nhưng hiện nay bơ đã phủ sóng hầu hết các châu lục với nhiều cách chế biến khác nhau cùng các món ăn vô cùng đa dạng.
Bơ thường có hình dạng oval với lớp vỏ mỏng, sần sùi, màu đậm. Khi chín, thịt bơ có màu vàng hoặc xanh nhạt, mềm và có hương vị béo, ngọt nhạt. Do đó, bơ rất dễ dàng khi kết hợp với nhiều món mặn và món ngọt như sinh tốt, salad hoặc sandwich,…
Tại Việt Nam hiện nay có 7 loại bơ khác nhau được bày bán phổ biến từ chợ đến siêu thị:
- Bơ sáp: Phần lớn bơ sáp tại Việt Nam có xuất xứ Đắk Lắk. Vỏ bơ sáp mịn, thịt sẽ dẻo như sáp và khi cầm thì quả bơ vô cùng nặng tay.
- Bơ Hass: Bơ Hass có xuất xứ từ Úc nhưng một vài trang trại Việt Nam đã và đang trồng thử nghiệm loại bơ này. Thế nên giá cũng bơ Hass sẽ khá đắt so với mặt bằng chung khi có thể mắc đến gấp đôi và gấp ba giá bơ sáp.
- Bơ Booth: Bơ Booth không có nguồn gốc tại Việt Nam được hơn 10 năm nên giá tuy có cao hơn bơ sáp nhưng vẫn mềm hơn bơ Hass. Tỷ lệ hỏng của bơ Booth là cực thấp, hạt nhỏ, thịt nhiều nên được cả các trang trại lẫn người tiêu dùng ưa chuộng.
- Bơ tứ quý (bơ trái vụ): Bơ tứ quý có xuất xứ ngay tại Đắk Lắk Việt Nam. Bơ tứ quý giống như bơ Booth về đặc điểm hạt nhỏ, thịt nhiều. Nhưng do được trồng ngay trong nước nên nguồn cung của bơ tứ quý được đảm bảo hơn và giá cũng thấp hơn bơ Booth một ít.
- Bơ dài: Đây là loại bơ có thể bạn sẽ dễ dàng phân biệt nhất với hình dạng thuôn dài từ 25 đến 35cm. Bơ dài có thể không có hạt nên tỷ lệ thịt bơ rất cao. Do đó cũng dễ hiểu khi bơ dài đang có giá thị trường mắc nhất hiện nay.
- Bơ Reed: Bơ Reed có nguồn gốc từ Mỹ và đang được trồng thử nghiệm tại Đắk Lắk, Việt Nam. Bơ Reed ăn sẽ ít béo hơn những loại bơ còn lại, vỏ đôi khi có gai nhưng thịt bơ Reed không xơ, mềm mịn. Giá bơ Reed sẽ ngang bằng bơ tứ quý.
- Bơ Fuerte: Bơ Fuerte có nguồn gốc từ Mexicovà cũng là một trong những loại bơ được trồng phổ biến nhất tại Tây Nguyên. Bơ Fuerte có kích thước ngang với quả lê. Vỏ loại bơ này vô cùng mỏng và nhẵn. Thịt bơ khi chín có mùi thơm nhẹ, bùi bùi. Giá của bơ Fuerte chỉ rẻ hơn bơ dài trong thị trường hiện nay tại Việt Nam
Thành phần dinh dưỡng của bơ
Cho mỗi 100g bơ chín sẽ chứa
- Calo: 160 calories
- Đường: 0,66g
- Chất xơ: 6,7g
- chất béo: 14,66g
- Chất đạm: 2g
- Các loại vitamin: Vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B9, vitamin K và vitamin C
- Các loại chất khoáng: Canxi, sắt, magie, photpho, kali và kẽm
9 tác dụng của quả bơ đối với sức khỏe
Bơ chứa chất axit béo không bão hòa đơn tốt cho tim
Các vitamin, chất khoáng, chất béo lành mạnh và chất xơ có trong quả bơ đều đóng vai trò quan giữ cho hệ tim mạch khỏe mạnh. Bơ có thể giúp giảm cholesterol có hại liên quan đến chứng xơ vữa động mạch hoặc gây tắc nghẽn động mạch.
Ngoài ra, hàm lượng kali và magie cao trong bơ có lợi cho việc điều chỉnh huyết áp. Duy trì huyết áp ở mức khỏe mạnh là mấy chốt quan trọng để ngăn ngừa bệnh tim
Bơ chứa nhiều chất oxy hóa tốt cho mắt
Bơ là một nguồn cung cấp vitamin C, vitamin E và carotenoid dồi dào. Trong đó vitamin C và vitamin E giúp da trở nên rạng rỡ hơn, hỗ trợ chống lão hóa, chống oxy. Riêng carotenoid có tác dụng giúp chống viêm, đồng thực sẽ tập trung tại các mô mắt bảo vệ mắt khỏi bị oxy và các tổn thương từ môi trường bên ngoài như tia cực tím.
Bơ chứa nhiều vitamin K phòng ngừa loãng xương
Ít người biết đến vitamin K và công dụng của nó. Nhưng đây là một trong những chất vô cùng quan trọng đối với xương cũng như canxi và vitamin D. Chỉ với nửa quả bơ, bạn đã có thể cung hơn trên dưới 25% lượng vitamin K cần thiết cho một ngày mà không cần dùng đến thuốc hay thực phẩm chức năng. Ngoài ra, vitamin K có trong bơ còn giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn và hạn chế bài tiết canxi trong nước tiểu.
Bơ có thể giúp bạn ngăn ngừa ung thư
Nghe có vẻ lạ nhỉ? Nhưng thực chất bơ có chứa folate – chất chống lại ung thư đại tràng, tà tràng, dạ dày và cả ung thư cổ tử cung. Bên cạnh đó, các nhà khoa học vẫn đang tiến hàng nghiên cứu khả năng folate có trong bơ giúp chống lại các đột biến không mong muốn trong DNA gây ra ung thư và những bệnh nan y khác.
Bơ tốt cho sức khỏe thai nhi và mẹ bầu
Việc thiếu folate (axit folic) có thể gây ra dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Vậy nên trong quá trình thai kì, thai nhi cần được cung cấp đủ lượng folate để cơ thể được tăng trưởng và phát triển một cách tốt nhất. Vậy nên các bác sĩ vẫn nên khuyên người nhà chuẩn bị cho thai phụ những món ăn chứa bơ vì đây là loại trái cây chứa một lượng lương folate cần thiết cho cơ thể mà không cần dùng đến thuốc.
Bên cạnh đó, với hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng, bơ có thể hỗ trợ hạn chế các triệu chứng mà mẹ bầu thường gặp trong thai kì như thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, bị chuột rút ở chân, các bệnh về dạ dày và táo bón, ốm nghén và đặc biệt là giảm nguy cơ tăng cân hậu thai kì.
Bơ giảm nguy cơ về trầm cảm
Bơ giàu axit folic cũng có thể giúp giảm nguy cơ trầm cảm vì nó giúp ngăn chặn sự hình thành của homocysteine, chất gây tắc nghẽn lưu thông và vận chuyển chất dinh dưỡng lên não.
Bơ chứa nhiều chất xơ cải thiện tiêu hóa và giải độc
Bơ có hàm lượng chất xơ vô cùng lớn giúp duy trì hoạt đồng bình thường của tiêu hóa làm ngăn ngừa táo bón và cả nguy cơ ung thư ruột già. Không những vậy, chất xơ có trong bơ còn giúp cơ thể thực hiện bài tiết chất độc hằng ngày thông qua phân và mật.
Chiết xuất từ bơ có thể giảm viêm khớp
Theo Health Site, chiết xuất từ quả bơ và dầu đậu nành có tác dụng đối với bệnh viêm xương khớp, giúp giảm đau, cứng khớp. Vì bơ chứa nhiều carotenoid beta-cryptoxanthin – chất hỗ trợ hạn chế tình trạng viêm khớp dạng thấp.
Thực hiện một chế độ ăn nhiều chất xơ có liên quan đến việc duy trì trọng lượng cơ thể. Một số nghiên cứu cho thấy rằng bơ có thể giúp cải thiện cảm giác no, tăng cường giảm cân và giảm mỡ bụng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trong số này được tài trợ bởi Hass Avocado Board, có thể đã ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.
Quả bơ có bao nhiêu calo? Ăn bơ nhiều có mập không?
Một quả bơ có cân nặng trung bình là 300g với lượng calo dao động từ 480-500 calories. Vậy nên nếu như ăn bơ một cách hợp lý thì bơ vừa giúp bạn nạp đủ năng lượng để thực hiện các hoạt động sống mà không lo mập. Bởi lượng chất xơ trong bơ rất nhiều và đây vẫn luôn là món ăn được khuyên dùng khi bạn đang trong giai đoạn tập luyện giảm cân.
Cách ăn bơ đúng cách, tốt cho sức khỏe
- Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bạn chỉ cần ăn 1/2 trái bơ cho một ngày. Do lượng chất béo trong bơ khá cao cũng như là lượng calo lớn khiến bạn dễ tăng cân không kiểm soát hoặc gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Nếu muốn giảm cân thì khi uống các loại sinh tố bơ không được thêm đường, sữa đặc, sữa tươi mà thay vào đó là đường ăn kiêng hoặc các loại sữa hạt
- Không nên ăn bơ cùng dưa hấu vì có thể gây khó tiêu, tiêu chảy hoặc bồn nôn.
- Thời điểm ăn bơ tốt nhất là vào buổi sáng, trước bữa ăn từ 1-2 tiếng nếu như bạn muốn giảm cân và ăn sau bữa ăn 1-2 tiếng nếu như bạn muốn tăng cân.
- Hạn chế ăn bơ nếu như chức năng hệ tiêu hóa yếu vì bơ chứa protein, axit béo chưa no, đạm thực vật gây khó tiêu hóa dễ dẫn đến tình trạng chướng bụng, tiêu chảy.
Các lưu ý khi bạn ăn quá nhiều bơ
Ảnh hưởng không tốt đến phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ: Tuy bơ có nhiều dưỡng chất tốt cho cả thai phụ lẫn thai nhi nhưng đây là quá trình khi cơ thể của họ thay đổi liên tục và chịu tác động của nhiều phía trong một thời gian dài. Vậy nên liều lượng và cách chế biến bơ nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng nhằm đảm bảo được sức khỏe của mẹ và em bé một cách tốt nhất.
Không tốt cho người quá mẫn cảm với bơ: Bơ tuy là một trong những loại trái cây phổ biến nhất trên thế giới và được sự ưa chuộng đến từ mọi người. Nhưng bên cạnh đó vẫn có một bộ phận lớn người dị ứng với bơ. Việc ăn quá nhiều bơ sẽ dễ đến các triệu chứng dị ứng thể hiện qua nổi mẩn, mề đay trên da, miệng sưng, đau bụng, nôn mửa hay thậm chí là ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
Gây tổn thương gan: Việc có hàm lượng lớn dinh dưỡng kèm theo lượng bơ bạn nạp vào người quá nhiều khiến gan phải điều tiết liên tục dễ dẫn đến tổn thương. Ngoài ra, một số loại dầu được chiết xuất từ quả bơ có chứa estragole cùng anethole khiến gia tăng nguy cơ ung thư gan.
Gây thiếu hụt cholesterol trong máu: Trong chức năng bảo vệ hệ tim mạch, Chế Độ Ăn đã có nhắc đến việc thành phần dinh dưỡng trong bơ làm giảm một lượng cholesterol. Nếu như ăn với liều lượng vừa đủ sẽ giúp cơ thể bạn mạnh khỏe, nhưng ngược lại, nếu ăn quá nhiều bơ, hoạt chất beta – sitosterol sẽ hấp thụ các cholesterol cần thiết và làm tăng rủi ro thiếu hụt cholesterol tốt cho cơ thể.
Làm giảm tác dụng của thuốc chống viêm: Bản thân bơ đã chứa chất chống viêm. Nhưng việc này không có nghĩa khi ăn bơ đồng thời với việc sử dụng thuốc chống viêm sẽ làm tăng hiệu quả của thuốc. Vậy nên, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ khi kết hợp phương pháp điều trị giữa thuốc và chế độ ăn.
Làm bạn dễ bị tăng cân: Theo thông tin dinh dưỡng của bơ từ đầu bài mà Chế Độ Ăn đã nhắc đến, bạn có thể thấy lượng calo và chất béo lẫn đường mà cơ thể ta hấp thụ được khi ăn bơ là rất cao. Vậy nên tùy theo liều lượng mà bơ có thể giúp bạn giảm cân hoặc ngược lại, khiến bạn tăng cân nhanh chóng hơn.
Một số món ăn ngon từ bơ:
- Sinh tố bơ: Lấy thịt bơ, bỏ vỏ và hạt. Cho bơ, đường (thay bằng đường ăn kiêng nếu bạn có nhu cầu giảm cân), sữa đặc (tùy thích), sữa tươi (thay bằng sữa hạt nếu bạn có nhu cầu giảm cân), đá viên loại nhỏ vào xay nhuyễn. Nêm nếm lại theo khẩu vị.
- Salad bơ: Rửa sạch bơ và các loại rau củ bạn thích (cà chua, cà rốt, bắp cải, dưa leo, hành tây,…). Cắt các nguyên liệu thành hạt lựu. Bạn có thể rưới bất kỳ loại sốt bạn thích hoặc giấm/ chanh để tăng hương vị. Trộn đều và thưởng thức.
- Kem bơ: Xay hoặc tán nhuyễn bơ. Cho whipping cream hoặc heavy cream vào trộn đều, thêm đường tùy khẩu vị và cho vào tủ lạnh đá. Đợi tối thiểu 4 tiếng để đông thành kem. Cứ mỗi 2 tiếng thì lấy ra trộn đều để không bị dăm đá. Thành quả bạn sẽ có được một phần kem bơ đơn giản, béo ngậy và mềm mịn như ngoài tiệm.
Xem thêm:
- 3 cách làm pudding trứng thơm ngon, béo mịn, đơn giản, ai cũng làm được
- 9 cách làm giấm nuôi tự nhiên, đơn giản, trong vắt, chắc chắn thành công
- Rau càng cua kỵ gì? [Ai không nên ăn rau càng cua]
Trên là một số thông tin về dinh dưỡng cũng như là những lưu ý khi ăn bơ. Mong là những thông tin mà Chế Độ Ăn chia sẻ sẽ phần nào giúp ích được cho bạn trong việc cải thiện chất lượng sức khỏe trong cuộc sống. Hãy thường xuyên ghé Chế Độ Ăn để cập nhật được những kiến thức bổ ích về sức khỏe, dinh dưỡng và hàng loạt công thức những món ăn thơm ngon và bổ dưỡng nhé!