chedoan
  • Dinh dưỡng
  • Đẹp mỗi ngày
  • Món ngon
  • Góc ăn vặt
No Result
View All Result
chedoan
  • Dinh dưỡng
  • Đẹp mỗi ngày
  • Món ngon
  • Góc ăn vặt
No Result
View All Result
chedoan
No Result
View All Result

14 tác dụng tuyệt vời của nước sả đến sức khoẻ có thể bạn chưa biết

CTV by CTV
18/05/2022
in Kiến thức dinh dưỡng
0

Sả là một loại nguyên liệu rất phổ biến thường được dùng trong nấu ăn. Bên cạnh đó, nước sả tươi còn có tác dụng phòng ngừa một số bệnh hiệu quả và giúp thanh lọc cơ thể. Trong bài viết này, hãy cùng Chế Độ Ăn tìm hiểu 14 tác dụng của nước sả đối với sức khỏe của mỗi người, cũng như những lưu ý khi uống nước sả tươi hằng ngày. Cùng chuyên mục Dinh dưỡng của Chế Độ Ăn tìm hiểu ngay nhé

NỘI DUNG CHÍNH

  1. Tác dụng của nước sả
    1. Tốt cho hệ tiêu hoá
    2. Ngăn ngừa ung thư
    3. Hỗ trợ rối loạn kinh nguyệt
    4. Giúp giải độc
    5. Giúp hạ huyết áp
    6. Giúp hạ sốt
    7. Hỗ trợ tốt cho hệ thần kinh
    8. Giúp xua đuổi côn trùng
    9. Giúp làm đẹp da
    10. Cây sả giúp giảm cân
    11. Tạo mùi hương dễ chịu
    12. Giàu chất dinh dưỡng
    13. Giúp sát khuẩn da
    14. Đặc tính kháng viêm
  2. Cách làm nước sả tươi
    1. Cách làm nước chanh sả
    2. Cách làm nước sả tươi với gừng
    3. Cách làm trà đào cam sả
  3. Uống nước sả bao nhiêu một ngày là tốt nhất?
  4. Uống nước sả mỗi ngày có tốt không?
  5. Những lưu ý khi uống nước sả
    1. Không nên uống nước sả quá nhiều
    2. Thời điểm uống nước sả tốt nhất
    3. Những người đang mắc bệnh lý cần lưu ý khi uống nước sả
  6. Cách chọn mua sả
  7. Cách bảo quản sả lâu ngày
    1. Bảo quản sả trong nước
    2. Bảo quản sả trong tủ lạnh

Tác dụng của nước sả

Tốt cho hệ tiêu hoá

Tác dụng đầu tiên của nước sả chính là ngăn ngừa đầy hơi. Chính vì vậy, trong văn hóa ẩm thực của người Việt, sả luôn được xem là loại gia vị giúp kích thích tiêu hóa. Nếu bạn uống nước, pha trà từ cây sả và sử dụng tinh dầu sả thì còn có thể hỗ trợ và thúc đẩy tiêu hóa. Từ đó làm giảm tình trạng ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày, co thắt ruột, tiêu chảy.

Tác dụng của nước sả đối với hệ tiêu hoá

Tác dụng của nước sả rất tốt cho hệ tiêu hoá

Ngăn ngừa ung thư

Có thể bạn chưa biết, nước sả còn có tác dụng ngăn ngừa, phòng chống các tế bào ung thư. Các chuyên gia cũng rất khuyến khích chúng ta nên cho sả vào thực đơn ăn uống hằng ngày. Hoặc bạn cũng có thể giã sả vắt làm nước uống thay cho trà.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra bên trong sả có chứa beta-carotene-1. Đây là loại chất chống oxy hóa, giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

Nước sả giúp ngăn ngừa ung thư

Nước sả có tác dụng ngăn ngừa các tế bào ung thư rất hiệu quả

Hỗ trợ rối loạn kinh nguyệt

Nước sả có công dụng rất tốt cho những chị em phụ nữ thường gặp rối loạn kinh nguyệt và đau bụng khi hành kinh. Bạn có thể áp dụng công thức sử dụng vài giọt tinh dầu sả kết hợp với một ít bột tiêu đen thành một hỗn hợp lỏng để uống dần.

Bên cạnh đó, các chị em cũng có thể ép sả tươi hoặc sắc lấy nước uống để giảm bớt các cơn đau bụng trong giai đoạn hành kinh. Uống nước sả sẽ giúp cơ thể điều hòa kinh nguyệt.

Tác dụng của nước sả giúp hỗ trợ rối loạn kinh nguyệt

Nước sả có thể giúp điều hòa kinh nguyệt ở chị em phụ nữ

Giúp giải độc

Nước sả có khả năng giúp cơ thể loại bỏ axit uric và các chất độc hại, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Uống nước sả đều đặn có tác dụng giải độc gan, hệ tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang.

Đồng thời, sả cũng có tác dụng thanh lọc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần xuất đi tiểu. Các chất độc hại trong cơ thể sẽ được đưa ra bên ngoài thông qua quá trình bài tiết.

Giúp hạ huyết áp

Đối với những ai đang gặp tình trạng huyết áp cao thì nên uống một cốc nước sả mỗi ngày để giúp làm giảm huyết áp. Bởi vì trong sả có chứa tinh chất hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu và rất tốt cho những người mắc phải các vấn đề liên quan đến huyết áp.

Tác dụng của nước sả đối với người bị huyết áp cao

Uống nước sả rất tốt cho những người bị huyết áp cao

Giúp hạ sốt

Ngoài tác dụng giải độc và thanh lọc cơ thể, bạn cũng có thể sử dụng nước sả để hạ sốt. Sả có thể được dùng để điều trị các cơn sốt rét, cúm và cảm lạnh bằng cách ăn sống hoặc giã lấy nước để uống. Vì vậy, việc dự trữ một ít sả trong nhà là việc làm vô cùng hữu ích và tiện lợi.

Hỗ trợ tốt cho hệ thần kinh

Sả hỗ trợ rất tốt cho hệ thần kinh. Công dụng của nó có thể giúp tăng cường cũng như cải thiện một số chức năng của hệ thần kinh.

Uống nước sả giúp mang lại hiệu quả đáng kể trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh rối loạn hệ thần kinh như: Bệnh Alzheimer, Parkinson, co giật, động kinh, chóng mặt, run rẩy chân tay, căng thẳng…

Giúp xua đuổi côn trùng

Sả có thể giúp bạn tránh muỗi và côn trùng rất hiệu quả. Từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết, sốt rét do muỗi gây ra. Lý giải cho điều này, trong lá sả chứa tinh dầu có thành phần chủ yếu là geraniol và citronella. Đây đều là những chất thường có trong trái chanh.

Vì vậy, khi bóc vỏ sả, bạn có thể ngửi thấy một mùi thơm đặc biệt khác giống với chanh. Khi bôi tinh dầu sả lên da hoặc phun trong nhà, bạn có thể xua đuổi được ruồi, muỗi và các loài côn trùng khác như rệp, bọ chét… Do đó, nhiều người thường dùng sả như một loại thuốc trừ muỗi và khử mùi.

Nước sả giúp xua đuổi côn trùng

Sả có công dụng xua đuổi côn trùng rất hiệu quả

Giúp làm đẹp da

Nhiều người thường thắc mắc là sả có tác dụng gì trong việc chăm sóc da? Thực tế thì tinh dầu sả là một nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Bởi vì nó mang lại rất nhiều lợi ích cho da. Những công dụng của sả có thể nhắc đến là cải thiện chất lượng da, giảm mụn trứng cá, mụn nhọt. Đặc biệt là làm săn chắc các cơ và mô trong cơ thể.

Nếu bạn không sử dụng tinh dầu sả, bạn vẫn có thể uống nước sả đều đặn. Như vậy sẽ giúp cải thiện làn da của bạn rất nhiều.

Tác dụng của nước sả có thể giúp làm đẹp da

Tác dụng của nước sả trong việc giúp làm đẹp da

Cây sả giúp giảm cân

Phương pháp sử dụng nước sả để giảm cân đã được người Thái Lan áp dụng rất hiệu quả. Vì sả có khả năng cắt giảm lượng calo trong món ăn, thức uống hằng ngày. Với họ, sả có tác dụng như ớt, với khả năng đốt cháy mỡ thừa, làm thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Từ đó giúp quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn.

Tác dụng của nước sả trong việc giúp giảm cân

Sả có công dụng rất tốt trong việc giúp giảm cân và cải thiện vóc dáng

Tạo mùi hương dễ chịu

Trong ẩm thực, sả giống như là một loại gia vị giúp tạo hương thơm cho các món ăn và thức uống. Nhiều người thường dùng lá sả để tạo hương vị trong các loại trà thảo dược. Bên cạnh đó, trong ngành sản xuất, sả cũng thường được dùng để tạo mùi hương cho xà phòng và dụng cụ trang điểm. Người ta, người ta còn dùng sả để tạo ra vitamin A và citral tự nhiên.

Giàu chất dinh dưỡng

Sả có hàm lượng giá trị dinh dưỡng rất cao. Có thể bạn chưa biết, một chén sả có chứa hơn 10% hàm lượng sắt, magiê, kali, kẽm và folate được khuyến nghị hàng ngày. Khoáng chất có hàm lượng cao nhất trong đó là mangan – khoảng 175% giá trị khuyến nghị. Mangan là một chất dinh dưỡng thiết yếu và có tác dụng điều trị các bệnh như loãng xương, thiếu máu và hội chứng tiền kinh nguyệt.

Chính vì vậy, uống nước sả sẽ giúp bạn bồi bổ cơ thể, hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cơ lợi cho sức khỏe.

Nước sả giàu chất dinh dưỡng

Nước sả có hàm lượng dinh dưỡng rất cao

Giúp sát khuẩn da

Tác dụng của nước sả còn có thể giúp sát khuẩn da. Đặc tính sát khuẩn của sả có hiệu quả hơn những loại thuốc kháng sinh và streptomycin. Sả khi được dùng để tẩy rửa hoặc đắp lên da có tác dụng chống lại các loại bệnh nhiễm trùng da hoặc các vết loét bị nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn có thể chữa bệnh nấm da với sả bằng cách ngâm chân trong bồn nước (với tỷ lệ 3 giọt dầu sả và 2 – 3 lít nước ấm) trong vòng 20 phút.

Đặc tính kháng viêm

Chiết xuất sả được xem là một phương pháp điều trị các bệnh viêm nhiễm vô cùng hiệu quả. Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định các chất chống oxy hóa mạnh mẽ có trong nước sả giúp làm giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài ra, uống nước sả còn là một liệu pháp giúp điều trị bệnh viêm ruột. Bởi vì nó có khả năng ức chế quá trình sản sinh leukocyte – một loại tế bào bạch cầu từ đường ruột bị viêm nhiễm.

Cách làm nước sả tươi

Để tăng thêm hương vị cho thức uống, bạn có thể kết hợp sả tươi với các nguyên liệu khác như chanh, gừng, trà… Mỗi cách làm khác nhau sẽ cho ra những loại đồ uống thơm ngon và không kém phần bổ dưỡng.

Cách làm nước chanh sả

Chuẩn bị nguyên liệu

Để làm nước uống chanh sả, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • 2 – 3 cây sả tươi
  • 1 – 2 quả chanh
  • 1 thìa mật ong
  • 1 túi trà lọc

Cách thực hiện

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy rửa sạch sả, sau đó cắt thành từng khúc và bỏ gốc, đập dập. Chanh đem rửa sạch rồi vắt lấy phần nước cốt.
  • Bước 2: Tiếp đến, bạn đun sôi 400ml nước rồi cho sả đập dập vào đun trong vòng 15 – 18 phút. Sau khi nước sả được đun xong, bạn tắt bếp rồi cho túi trà vào và ngâm trong khoảng 5 phút.
  • Bước 3: Khi nước sả đã nguội thì bạn lọc bã và chắt lấy phần nước. Đổ nước cốt chanh và mật ong vào rồi khuấy đều, cho thêm đá và thưởng thức. Bạn nên uống 1 ly nước chanh sả vào sáng sớm mỗi ngày trước lúc ăn để hiệu quả giảm mỡ bụng và giảm cân được tốt hơn.

Làm nước chanh sả

Làm nước chanh sả

Cách làm nước sả tươi với gừng

Chuẩn bị nguyên liệu

Để làm nước sả tươi với gừng, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm:

  • 5 cây sả tươi
  • 1kg gừng
  • 2 quả chanh
  • 3 thìa mật ong

Cách thực hiện

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy rửa sạch sả rồi cắt thành từng khúc vừa, bỏ gốc rồi đập dập. Rửa chanh và vắt lấy phần nước cốt. Gừng rửa sạch, sau đó cạo sơ phần vỏ rồi cắt lát mỏng.
  • Bước 2: Tiếp đến, bạn đổ toàn bộ gừng, sả vào nồi chứa 2 – 2,5l nước. Sau đó, bạn tiếp tục đun sôi trong khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
  • Bước 3: Đợi nước sả gừng nguội bớt, bạn cho thêm nước cốt chanh và mật ong vào rồi khuấy đều. Tiếp tục đổ nước gừng sả ra ly rồi thưởng thức. Bạn cũng có thể cho thêm đá vào uống lạnh nếu cảm thấy thích. Bạn nên uống 100 – 150ml nước sả tươi với gừng mỗi ngày trước khi ăn để giúp giảm cân hiệu quả.

Làm nước sả tươi với gừng

Làm nước sả tươi với gừng

Cách làm trà đào cam sả

Nguyên liệu

Để làm trà đào cam sả, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu gồm có:

  • 2 – 3 cây sả tươi
  • 1 quả cam
  • Đào được ngâm sẵn hoặc trái tươi

Cách thực hiện

  • Bước 1: Sả khi mới mua về thì bạn đem rửa kỹ với nước. Sau khi rửa sạch sả thì bạn cắt thành từng khúc nhỏ và bỏ phần gốc.
  • Bước 2: Tiếp theo, bạn hãy đun sôi 400ml nước. Sau đó cho sả vào đun trong khoảng 7 – 10 phút rồi tắt bếp. Chờ cho nước sả đã nguội thì bạn đổ vào ly, sau đó vắt thêm nước cam vào.
  • Bước 3: Ở bước cuối cùng, bạn hãy cắt một ít lát cam vào trang trí để cho đẹp mắt. Sau đó, đổ đào đã ngâm sẵn hoặc được cắt lát mỏng vào, cho thêm đá rồi thưởng thức. Lưu ý là bạn chỉ nên cho một lượng đào vừa phải vào trà đào cam sả. Vì đào ngâm thường có nhiều đường nên không phù hợp cho những ai đang muốn giảm cân. Mỗi tuần bạn chỉ nên uống khoảng 2 – 3 ly trà đào cam sả sau mỗi bữa ăn. Như vậy sẽ giúp phát huy tối đa hiệu quả giảm cân.

>>>Xem thêm chi tiết: 3 cách làm trà đào thơm ngon, đơn giản, thanh nhiệt tại nhà

Làm trà đào cam sả

Làm trà đào cam sả

Uống nước sả bao nhiêu một ngày là tốt nhất?

Để đạt hiệu quả tốt cho sức khỏe, mỗi ngày bạn chỉ nên uống 1 ly nước sả. Thời điểm lý tưởng nhất để uống nước sả là trước bữa ăn khoảng 30 phút hoặc sau bữa ăn. Lý do là vì uống nước sả trước ăn 30 phút sẽ có tác dụng tiêu hao calo, đốt cháy mỡ thừa vùng bụng cực hiệu quả.

Nếu bạn uống nước sả sau bữa ăn  thì sẽ giúp tăng cường trao đổi chất, hạn chế tích tục calo, đồng thời hỗ trợ hoạt động tiêu hóa diễn ra tốt hơn, giúp thanh lọc cơ thể.

Uống nước sả bao nhiêu một ngày là tốt nhất?

Mỗi ngày bạn chỉ nên uống 1 ly nước sả

Uống nước sả mỗi ngày có tốt không?

Tác dụng của nước sả đối với sức khỏe của mỗi người là điều không thể bàn cãi. Ngoài công dụng giải độc và thanh lọc cơ thể, nước sả còn giúp phòng ngừa và ngăn chặn một số bệnh tật, cải thiện tình trạng sức khỏe. Như vậy, uống nước sả hằng ngày rất tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng và uống quá nhiều loại nước này trong một ngày. Nếu uống quá nhiều nước sả sẽ gây ra một số tác dụng phụ như: Gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày, hệ tiêu hóa nếu uống quá nhiều vào lúc đói, gây ra hiện tượng nóng trong người,…

Uống nước sả mỗi ngày có tốt không?

Uống nước sả rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn cũng không nên lạm dụng nó

Những lưu ý khi uống nước sả

Mặc dù nước sả có rất nhiều công dụng hữu ích, nhưng khi uống loại nước này bạn cũng cần lưu ý một số điều sau đây:

Không nên uống nước sả quá nhiều

Như đã đề cập ở trên, mỗi ngày bạn chỉ nên uống 1 ly nước sả là vừa đủ. Một số người do uống quá nhiều nước sả trong một ngày mà gặp phải tình trạng mệt mỏi, uể oải, hay nặng hơn là có thể nhập viện. Như vậy, có thể thấy là uống nhiều nước sả chưa chắc đã mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe. Bạn cần phải cân bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân.

Không nên uống nước sả quá nhiều

Bạn không nên uống quá nhiều nước sả trong một ngày

Thời điểm uống nước sả tốt nhất

Tùy theo từng thời điểm trong ngày mà uống nước sả sẽ mang lại những tác dụng khác nhau. Ví dụ, nếu bạn uống nước sả vào sáng sớm hoặc vào mỗi buổi chiều thì sẽ rất tốt cho hệ hô hấp. Còn nếu uống nước sả sau mỗi bữa ăn trưa hoặc sau bữa ăn tối thì sẽ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn.

Uống nước sả vào đúng thời điểm trong ngày

Uống nước sả vào đúng thời điểm trong ngày sẽ mang lại hiệu quả rất tốt cho sức khỏe

Những người đang mắc bệnh lý cần lưu ý khi uống nước sả

Không phải bất cứ ai cũng đều cần uống nước sả hằng ngày. Những người mắc phải các chứng bệnh về gan như xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ… cần cân nhắc, hạn chế loại thức uống này. Bởi vì nó sẽ kích thích sự bài tiết của các tế bào gan, có thể làm cho tế bào gan bị hoại tử.

Bên cạnh đó, phụ nữ ở trong nửa kỳ cuối mang thai, người bị sỏi mật cũng nên cẩn trọng tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nước sả tươi, để tránh những tác dụng phụ không đáng có.

Những người đang mắc bệnh lý nếu uống nước sả thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ

Những người đang mắc các bệnh nền, phụ nữ đang mang thai… nếu muốn uống nước sả thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ

Cách chọn mua sả

Khi chọn mua sả, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Bạn nên chọn mua sả có thân củ to tròn, không bị héo. Bạn có thể dùng tay để kiểm tra độ tươi của sả. Khi dùng tay sờ vào nếu thấy cứng, không bị dập thì chứng tỏ sả vẫn còn tươi
  • Chú ý phần ruột bên trong không bị đốm, lá sả xanh mướt, không bị khô và héo.
  • Nếu bạn muốn mua sả để về sấy khô thì bạn nên sử dụng giống sả Java có ruột màu hồng và hơi tím

Cách chọn mua sả 

Cách chọn mua sả 

Cách bảo quản sả lâu ngày

Có 2 cách để bảo quản sả lâu ngày, đó là bảo quản trong nước và trong tủ lạnh.

Bảo quản sả trong nước

Đối với cách bảo quản này, bạn cần chuẩn bị một cái hũ đựng hoặc ly. Sau đó cho 20ml nước lọc và 1/2 muỗng canh đường vào ly rồi khuấy đều. Tiếp tục cho phần gốc sả vào ngâm. Bạn nên thường xuyên kiểm tra để đổ thêm nước và đường khi nước trong ly cạn đi. Việc bảo quản sả trong nước sẽ giữ cho sả được tươi trong khoảng 7 – 10 ngày.

Bảo quản sả trong nước

Bảo quản sả trong nước có thể giữ cho sả tươi trong vòng 7 – 10 ngày

Bảo quản sả trong tủ lạnh

Để bảo quản sả trong tủ lạnh, sau khi mua sả về thì bạn hãy lột bỏ bớt phần vỏ khô héo, sau đó rửa sạch cây sả và để ráo. Tiếp đến, hãy dùng màng bọc thực phẩm cuốn kín cây sả rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Làm cách này có thể bảo quản sả trong vòng 15 – 20 ngày. Để kéo dài thời gian sử dụng, bạn có thể đặt sả đã được cuốn kín màng bọc thực phẩm vào ngăn đá, sả đông lạnh có thời gian bảo quản kéo dài đến 3 tháng.

Bảo quản sả trong tủ lạnh

Bảo quản sả trong tủ lạnh sẽ giữ cho sả tươi lâu hơn so với cách bảo quản trong nước

Xem thêm: 

  • 9 tác dụng của quả bơ với sức khỏe, các lưu ý khi sử dụng bơ và món ăn ngon từ loại quả này
  • Uống nước đậu đen có tác dụng gì? Cách uống nước đậu đen đúng cách hiệu quả
  • Ăn chuối có tác dụng gì? 15 lợi ích bất ngờ từ quả chuối bạn nên biết

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong tác dụng của nước sả cũng như một vài lưu ý khi sử dụng nước sả hằng ngày. Bạn có thể lưu lại những công thức làm nước sả tươi trong bài viết trên để thử áp dụng ngay tại nhà. Và đừng quên theo dõi Chế Độ Ăn để luôn cập nhật thêm nhiều kiến thức dinh dưỡng mới mẻ và bổ ích các bạn nhé!

 

Rate this post
Share234Tweet146Pin53Share41

CÙNG CHỦ ĐỀ

bánh akiko bao nhiêu calo 1

Bánh Akiko bao nhiêu calo? Ăn bánh Akiko tăng cân hay giảm cân?

13/06/2022
bánh rán bao nhiêu calo 2

Bánh rán bao nhiêu calo? Ăn bánh rán có béo mập tăng cân không?

09/06/2022
bánh tipo bao nhiêu calo 1

Bánh Tipo bao nhiêu calo? Ăn bánh Tipo có béo tăng cân không?

09/06/2022
bánh quế bao nhiêu calo 1

Bánh quế bao nhiêu calo? Ăn nhiều bánh quế có béo tăng cân không?

09/06/2022
bánh nếp bao nhiêu calo 4

Bánh nếp bao nhiêu calo? Ăn bánh nếp có bép mập tăng cân không?

09/06/2022
bánh goute bao nhiêu calo 1

Bánh goute bao nhiêu calo? Ăn bánh goute có béo tăng cân không?

07/06/2022

MỚI CẬP NHẬT

Cách làm dồi chó 1

Cách làm dồi chó ngon (lòng chó), dồi chó nướng hấp dẫn

by chedoan
01/04/2023
0

Cách làm cà tím sốt chua ngọt đơn giản

Cách làm cà tím sốt chua ngọt ngon lạ miệng cho cả nhà

by Hải Yến
01/03/2023
0

Cách làm cà tím rán ngon

Cách làm cà tím rán ngon ngon thơm phức ai ăn là nghiện

by Hải Yến
01/03/2023
0

Cách làm cà tím xào tôm khô

3 Cách làm cà tím xào tôm ngon đơn giản thơm cho bữa cơm

by Hải Yến
01/03/2023
0

Cách làm cà tím xào mẻ

Cách làm cà tím xào mẻ ngon chua dịu lạ miệng người ăn

by chedoan
27/02/2023
0

Cách làm cà tím kho quẹt

Cách làm cà tím kho quẹt ngon đậm đà đưa cơm cả nhà

by chedoan
27/02/2023
0

  • Giới thiệu về Chế Độ Ăn
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ

Copyright © 2021 by Chế Độ Ăn

No Result
View All Result
  • Dinh dưỡng
  • Đẹp mỗi ngày
  • Món ngon
  • Góc ăn vặt

Copyright © 2021 by Chế Độ Ăn